Mưa lớn gây thiệt hại tại một số địa phương
* Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ngày 15-5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và hầu hết các tỉnh phía tây Bắc Bộ, gây mưa rào và rải rác có dông; ở bắc vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 5.Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh; gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3 - 4. Ở bắc vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và nam Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.Không...
* Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, ngày 15-5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và hầu hết các tỉnh phía tây Bắc Bộ, gây mưa rào và rải rác có dông; ở bắc vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 5.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh; gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 – 3, vùng ven biển cấp 3 – 4. Ở bắc vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và nam Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
Không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn đã gây thiệt hại cho tỉnh Lào Cai. Lốc xoáy làm tốc mái 35 ngôi nhà, ngập úng nhiều nơi, gây ách tắc giao thông cục bộ; hơn 100 cây xanh có đường kính từ 20 đến 35cm bị bật gốc. Tỉnh đã huy động phương tiện và nhân công để khắc phục hậu quả, bảo đảm an toàn giao thông. Tại tỉnh Điện Biên, mưa lớn kéo dài đã làm nhiều tuyến phố của TP Điện Biên Phủ bị dồn ứ nước, gây ngập lụt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Sáng 15-5, Hà Nội đã xảy ra mưa lớn và kéo dài trên diện rộng, ngập úng đã diễn ra trên nhiều tuyến phố, xảy ra ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Tỉnh Nghệ An tổ chức họp bàn về việc khắc phục tình trạng bồi lấp lòng sông gây ách tắc giao thông đường thủy khu vực lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ. Để bảo đảm an sinh xã hội, nhất là mùa thi của học sinh, tỉnh đã vận chuyển gạo cứu đói giáp hạt cho nhân dân các xã vùng lòng hồ hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam duy trì mực nước lòng hồ ở cốt 170m, nhằm giảm bớt độ dốc của thác và các vị trí do bị sạt lở, bồi lấp. Trước tình hình thiếu nước trầm trọng và nhiễm mặn ở vùng hạ lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh xả nước khẩn trương để đẩy mặn và có nước phục vụ cho vụ hè thu 2012.
Tại tỉnh Sóc Trăng, sáng 15-5, một cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh cũng làm đổ nhiều cây xanh và hư hại một số nhà cửa của người dân tại thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm. Sau khi cơn lốc đi qua, địa phương đã cho lực lượng chặt cây gãy đổ để giải phóng hiện trường, giúp bà con thu dọn nhà cửa.
Để xác định các loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, bước đầu cho kết quả khả quan và có thể nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh. Tại tỉnh Long An, cây tràm cừ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các huyện vùng lũ lụt vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Từ năm 2007 trở lại đây, do “đầu ra” có vấn đề, diện tích giảm xuống hiện còn gần 34.000 ha. Hiện tỉnh đang xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột giấy từ cây tràm cừ ở huyện Tân Thạnh và Mộc Hóa để giúp dân tiêu thụ, người dân mới an tâm sản xuất, diện tích tràm mới có thể khôi phục lại, bảo vệ vùng sinh thái, vùng lũ lụt hằng năm. Từ nay đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang sẽ đầu tư 20 dự án công trình thủy lợi trọng điểm vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Theo đó, các dự án công trình khi thi công xây dựng hoàn thành tạo nên hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng.
Tỉnh Bắc Giang đang xuất hiện nhiều sâu bệnh gây hại trên lúa, rau màu và cây ăn quả. Trên lúa xuất hiện bọ trĩ, diện tích nhiễm trên 1.500 ha; dòi đục lá 1.200 ha; bệnh nghẹt rễ lúa, đạo ôn (10 ha), ốc bươu vàng (435 ha)… Ở cây ăn quả có gần 1.700 ha nhiễm nhện lông nhung, sâu đo, bọ phấn. Tỉnh chỉ đạo các địa phương theo dõi sát sao tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả… Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, năm nay đặt mục tiêu phấn đấu cấy 11.304 ha lúa mùa, năng suất bình quân 63 tạ/ha trở lên, đạt sản lượng 71.215 tấn. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đã bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý; cụ thể là giống ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo ngon, chiếm 65-70% diện tích.
Tôm sú nuôi ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục bị chết và lây lan trên diện rộng. Cả tỉnh có gần 7.300 ha có tôm nuôi bị chết khoảng 750 triệu con, chiếm gần 42% lượng giống thả nuôi. Tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết không thả tôm giống lấp vụ và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thêm 80 tấn Chlorine, xuất ngân sách địa phương mua 20 tấn Chlorine để xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi.
Sáng 15-5, Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam (tỉnh Phú Yên) đã mở đập Đồng Cam phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2012. Sau khi kết thúc vụ đông xuân, đơn vị đã đầu tư 5,9 tỷ đồng sửa chữa, kiên cố 70 km kênh chính bắc, nam, kịp ngày mở nước phục vụ sản xuất 23 nghìn ha lúa hè thu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()