Mưa dông tiếp tục xuất hiện tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ
Các địa phương phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi * Phú Yên đầu tư 55 tỷ đồng cho các xã nghèoTrung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết: Các hình thể thời tiết gây mưa dông cho các khu vực vẫn tồn tại và ổn định, do vậy ngày hôm nay mưa dông vẫn duy trì ở nhiều nơi, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Vùng hội tụ trên cao gây mưa cho các tỉnh phía tây Bắc Bộ vẫn tồn tại, trong khi đó rãnh áp thấp có trục qua khu vực giữa nam đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ tiếp tục tồn tại và gây mưa cho các khu vực này trong ngày hôm nay, mưa chủ yếu xảy ra vào đêm và sáng, trưa, chiều do rãnh áp thấp hoạt động yếu dần cho nên mưa sẽ giảm dần cả về lượng và diện. Tại các khu vực này, vùng trung tâm mưa tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Nghệ An và các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ, trong đó...
Các địa phương phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi * Phú Yên đầu tư 55 tỷ đồng cho các xã nghèo
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư cho biết: Các hình thể thời tiết gây mưa dông cho các khu vực vẫn tồn tại và ổn định, do vậy ngày hôm nay mưa dông vẫn duy trì ở nhiều nơi, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Vùng hội tụ trên cao gây mưa cho các tỉnh phía tây Bắc Bộ vẫn tồn tại, trong khi đó rãnh áp thấp có trục qua khu vực giữa nam đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ tiếp tục tồn tại và gây mưa cho các khu vực này trong ngày hôm nay, mưa chủ yếu xảy ra vào đêm và sáng, trưa, chiều do rãnh áp thấp hoạt động yếu dần cho nên mưa sẽ giảm dần cả về lượng và diện. Tại các khu vực này, vùng trung tâm mưa tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Nghệ An và các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Nhiệt độ các khu vực phổ biến từ 30 đến 320C. Các tỉnh trung Trung Bộ thời tiết duy trì ổn định so với 24 giờ qua do vẫn chỉ chịu tác động đơn thuần của đới gió tây nam ở rìa nam rãnh áp thấp qua bắc Trung Bộ, chiều tối và đêm có mưa dông mang tính chất nhiệt xảy ra vài nơi, ban ngày trời nắng, nhiệt độ hầu như ít thay đổi và phổ biến từ 32 đến 340C. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn chịu ảnh hưởng của gió tây nam cường độ ổn định cho nên vẫn có mưa dông nhiều nơi. Diện mưa và lượng mưa ở Tây Nguyên nhiều hơn so với Nam Bộ. Thời gian mưa ở Tây Nguyên tập trung vào chiều và đêm, ở Nam Bộ là chiều và tối. Ban ngày các khu vực này trời có nắng, nhiệt độ tăng nhẹ.
Mục tiêu của tỉnh Hà Giang phấn đấu đến năm 2015 giải quyết cơ bản vấn đề nước sạch phục vụ sinh hoạt cho 70% dân số ở bốn huyện vùng cao núi đá. Bốn huyện vùng cao núi đá là Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh của Hà Giang luôn được gọi là vùng “khát đất” và “khát nước”. Trên toàn khu vực bốn huyện vùng cao núi đá đến nay đã được đầu tư 397 công trình cấp nước tập trung; trong đó, có 319 công trình cấp nước tự chảy và 76 “hồ treo”. Ước có khoảng hơn 30% dân số được hưởng lợi từ các công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tỉnh Tuyên Quang đang chú trọng công tác quản lý nhà nước về đất trồng lúa. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa duy trì ổn định ở mức hơn 25 nghìn ha; trong đó, huyện Sơn Dương gần 6.500 ha, huyện Hàm Yên hơn 3.700 ha, huyện Chiêm Hoá hơn 5.600 ha…; năng suất lúa đạt 62 tạ/ha, sản lượng lương thực của toàn tỉnh đạt 350 nghìn tấn. Hiện diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh Tuyên Quang là gần 27 nghìn ha. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa đang dần bị thu hẹp bởi nằm trong vùng quy hoạch xây dựng chung của toàn tỉnh như: xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, khu đô thị mới, các dự án.
Khi vụ lúa đông xuân sắp đến ngày thu hoạch thì người dân xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lại rất lo lắng trước nguy cơ 80 mẫu lúa bị thiệt hại, trong đó có khoảng 30 mẫu mất trắng. Nguyên nhân của tình trạng trên đang được cơ quan chức năng xác định. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Nam, do người dân đã không tuân thủ theo hướng dẫn phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, sử dụng loại thuốc trừ sâu không có trong danh mục hướng dẫn của Chi cục với liều lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Tính đến đầu tháng 6, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 100/150 ha diện tích nuôi tôm trong vụ I/2012 của năm xã phía đông xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt, chiếm hơn 66% diện tích nuôi. Huyện Tư Nghĩa đã lấy mẫu nước và mẫu con giống để gửi đến cơ quan vùng 4 Đà Nẵng xét nghiệm, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến người dân càng thêm hoang mang không dám chuẩn bị cho vụ tôm mới.
Tỉnh Trà Vinh có khoảng 60% lượng tôm giống thả nuôi trên tổng diện tích 9.000 ha bị chết, dẫn đến tình trạng nhiều công nhân chế biến mặt hàng tôm xuất khẩu của tỉnh mất hoặc thiếu việc làm, giảm thu nhập; các doanh nghiệp thu mua, chế biến tôm cũng lâm vào tình trạng “đói” nguyên liệu, buộc phải hoạt động cầm chừng. Tỉnh đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh, tiến hành khoanh vùng, xử lý nước triệt để ao nuôi theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
Nhiều hộ nông dân ở huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang ồ ạt đào ao ươm cá tra giống và khoan giếng tầng nông phục vụ việc nuôi cá giống trên đất lúa không đúng quy hoạch, làm giảm diện tích lúa, phá vỡ quy hoạch vùng nuôi thủy sản, mang tính “phong trào” thiếu tính bền vững. Đến nay, đã có 173 hộ dân chuyển 114,68 ha đất lúa sang ươm cá tra giống theo mô hình thâm canh. Chính quyền và ngành chức năng địa phương vẫn lúng túng, chưa thống nhất biện pháp xử lý vi phạm.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đầu tư ba tỷ đồng thực hiện dự án xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ nấm linh chi và một số loại nấm ăn” tại huyện Phú Vang đến nay đã cho kết quả tốt. Điển hình tại thôn Di Đông, xã Phú Hồ có 400 hộ dân thì có 73 hộ trồng nấm, với tổng số 123 vòm nấm. Trung bình mỗi vòm cho thu hoạch liên tục đạt từ 10 đến 12 lứa trên năm. Tùy theo giá bán ở từng thời điểm, trung bình mỗi lứa nấm thu về từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/vòm.
Tại tỉnh Bạc Liêu, năm nay, Ngân hàng sẽ đầu tư hơn 2.655 tỷ đồng cho phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng 21% so với năm 2011. Trong đó, vốn vay cho nông nghiệp – nông thôn chiếm hơn 85% tổng dư nợ và tăng 28% so với ngân hàng Trung ương quy định là 15%. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh còn chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc chọn một xã để tập trung đầu tư hỗ trợ nhằm góp phần thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng cho các chương trình “tam nông” để không ngừng nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp.
Tỉnh Phú Yên có tám trong số 27 xã, phường, thị trấn ven biển được thụ hưởng chương trình xã nghèo bãi ngang ven biển và những năm qua đã đầu tư gần 42 tỷ đồng để xây dựng 50 công trình dân sinh như đường giao thông nông thôn, chợ, hệ thống thủy lợi, đê ngăn mặn và trường học, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Phú Yên kinh phí đầu tư cho các xã nghèo từ nay đến năm 2015 dự kiến gần 55 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 34 tỷ đồng và vốn đóng góp từ huy động cộng đồng và vốn lồng ghép gần 10 tỷ đồng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()