tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2018/45e9d8ff6eba140a1a4d21f38d66cab1_L.jpg” border=”0″ alt=”Nhà dân ở xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) bị tốc mái do mưa đá rạng sáng 24-4. ” /> Vào hồi 4 giờ sáng ngày 24-4, trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa đá kèm theo lốc xoáy mạnh làm đổ gãy cột thu phát sóng Trạm truyền thanh – truyền hình xã Sín Chéng; ba điểm trường ở xã Lùng Sui và một điểm trường ở xã Bản Mế bị tốc mái hoàn toàn; nhiều nhà dân bị tốc mái.
Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả của người dân cũng bị gió lốc gây thiệt hại nặng. Ngay sau khi mưa dứt, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão huyện Si Ma Cai và chính quyền địa phương đã khẩn trương đến hiện trường hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Trận lốc xoáy xảy ra chiều tối 23-4, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm một cháu bé (3 tuổi) chết tại chỗ và ba người khác bị thương; đồng thời làm hư hỏng 620 ngôi nhà dân ở các xã: Hương Vĩnh, Hương Long, Hương Lâm và Phú Gia thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ðịa phương bị thiệt hại nặng nề nhất là xã Hương Vĩnh, với 540 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều nhà bị tốc mái và hư hại hoàn toàn.
Tỉnh Hà Tĩnh đã thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình có người bị chết, nhà bị sập hoàn toàn một triệu đồng/nhà, đồng thời, chỉ đạo chính quyền các cấp và huyện Hương Khê cùng bà con nhân dân giúp nhau khắc phục hậu quả lốc xoáy, sớm ổn định cuộc sống…
Trận mưa to kèm theo gió lốc xảy ra bất thường rạng sáng 24-4 trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã làm nhiều nhà dân bị đổ và tốc mái.
Thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có 74 ngôi nhà bị đổ và tốc mái; hàng chục ha lúa, hoa màu bị dập nát, tuy nhiên rất may không có người dân nào bị thương. Thiệt hại nặng nhất là xã Xuân Lập có 54 ngôi nhà dân bị tốc mái, bốn ngôi nhà bị đổ; xã Lăng Can có 9 ngôi nhà bị tốc mái…
Huyện ủy, UBND huyện Lâm Bình và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão huyện đã cử cán bộ xuống những nơi bị thiệt hại chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.
Sáng 24-4, trên địa bàn huyện Xín Mần (Hà Giang), mưa to kèm theo gió lốc mạnh trên diện rộng đã làm 16 xã phía bắc bị thiệt hại nhiều hoa màu và tài sản của bà con dân tộc thiểu số. Thống kê ban đầu, toàn huyện có 19 điểm trường và bảy trường học bị hư hỏng, tốc mái hoàn toàn; 139 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái, trong đó có một ngôi nhà của một hộ dân ở xã Ngán Chiên bị sập hoàn toàn.
Ngay sau khi mưa to kèm theo gió lốc xảy ra, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Xín Mần đã khẩn trương xuống các xã, thôn, bản kiểm tra đánh giá mức độ thiệt hại cũng như tài sản, hoa màu, cơ sở hạ tầng để huyện xem xét hỗ trợ kinh phí.
Ðể khắc phục tình trạng úng, ngập hiện nay, TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao cho bảy quận, huyện (gồm các quận 2, 12, Bình Tân, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Củ Chi và Cần Giờ) tổ chức vớt lục bình, khơi thông dòng chảy tại 29 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài hơn 25 km. Tổng kinh phí thực hiện hơn 2,7 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách của quận, huyện).
Trong những ngày qua nhiều đoạn đê biển tây tại tỉnh Cà Mau đã bị sạt lở nghiêm trọng, với tổng chiều dài gần 1.500 m. Các đoạn đê bị sạt lở nặng nhất tại huyện U Minh, từ Rạch Dinh đến Lung Ranh, dài khoảng 900 m. Tỉnh Cà Mau chỉ đạo các ngành chức năng tập trung triển khai các phương án hộ đê khẩn cấp tại những đoạn bị sạt lở và nơi có nguy cơ sạt lở cao, bảo vệ an toàn sản xuất cho người dân.
Từ đầu tháng 4 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh Hà Giang đã phát hiện, xử lý 41 vụ vận chuyển, kinh doanh trái phép gia súc, gia cầm, đã buộc tiêu hủy 2.690 con gia cầm giống, hơn 1,4 tấn gia cầm thịt và gần 13 nghìn quả trứng. Ngoài ra còn buộc kiểm dịch lại đối với hơn 1.000 quả trứng và 645 con gia cầm.
Tỉnh Thanh Hóa vừa công bố hết dịch lở mồm, long móng trên gia súc tại các xã Hải Ninh, Triệu Dương (huyện Tĩnh Gia); xã Thăng Long, Tượng Văn (huyện Nông Cống); hết dịch tai xanh ở lợn tại các xã Dân Lý, Ðồng Tiến, Tiến Nông (huyện Triệu Sơn), Thiệu Lý, Thiệu Viên (huyện Thiệu Hóa), Ðông Ninh, Ðông Hoàng (huyện Ðông Sơn).
Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các địa phương chủ động phòng, chống dịch. Tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế phối hợp với ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của việc di chuyển gia cầm và người ra, vào địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống kịp thời phát hiện dịch cúm trên người và gia cầm. Tỉnh Ðác Nông quyết định chi khoảng 4,5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2013, trong đó kinh phí phòng dịch là 2,2 tỷ đồng và kinh phí chống dịch là gần 2,3 tỷ đồng.
Tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Nếu tính đến ngày 11-4, có 377 lồng nuôi 75.400 con với tỷ lệ thiệt hại từ 50% đến 70%, thì đến ngày 23-4 không những tỷ lệ thiệt hại tăng mà số lồng nuôi có cá bị bệnh cũng tăng lên rất nhiều. Chính quyền hai xã đã kiến nghị các cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân cá chết và các ngân hàng có giải pháp khoanh nợ, giãn nợ để bà con yên tâm.
Tại TP Ðà Nẵng trong bốn tháng đầu năm 2013, ngư dân đã tiến hành các thủ tục đóng mới bảy tàu cá, công suất từ 400 đến 750 CV với vốn đầu tư bình quân khoảng bốn tỷ đồng/tàu, nâng số tàu cá công suất 400 CV trở lên 55 chiếc. Ðà Nẵng phấn đấu đến năm 2015, phát triển đội tàu công suất 90 CV trở lên đạt khoảng 300 chiếc, đến năm 2020, con số này đạt khoảng 400 chiếc, trong đó 70% là tàu cá công suất 400 CV trở lên được trang bị thiết bị hỗ trợ kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm hiện đại.
Nhandan
Nhandan
Ý kiến ()