Bắt đầu từ ngày 1-8, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành.Theo Nghị định số 41/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ 1-8-2011, người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định hiện hành của pháp luật về BHXH. Bên cạnh đó, trường hợp người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất sẽ được hưởng trợ cấp một lần gồm: 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.Người làm công tác cơ yếu khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu, nhưng không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì giải quyết thôi việc và được hưởng các quyền lợi sau: Được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm; được trợ...
Bắt đầu từ ngày 1-8, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành.
Theo Nghị định số 41/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ 1-8-2011, người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định hiện hành của pháp luật về BHXH. Bên cạnh đó, trường hợp người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất sẽ được hưởng trợ cấp một lần gồm: 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.
Người làm công tác cơ yếu khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu, nhưng không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì giải quyết thôi việc và được hưởng các quyền lợi sau: Được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm; được trợ cấp thôi việc một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng một tháng tiền lương; được hưởng chế độ BHXH và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật…
Liên quan đến người nước ngoài, Nghị định 46/2011/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-8-2011, bổ sung quy định về người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam. Cụ thể, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chủ đầu tư phải quy định nội dung về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người nước ngoài theo quy định của pháp luật, trong đó phải ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam thực hiện các công việc mà người lao động Việt Nam có khả năng thực hiện.
Trường hợp gói thầu cần sử dụng người nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu phải quy định nhà thầu nước ngoài có phương án sử dụng người nước ngoài bao gồm: Vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian thực hiện công việc.
Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu nước ngoài phải có phương án sử dụng người lao động Việt Nam và người nước ngoài theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Cũng có hiệu lực thi hành từ 1-8-2011, Thông tư số 74/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tại mỗi công ty chứng khoán (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán (CTCK) khác nhau thì trong hồ sơ mở tài khoản tại CTCK mới phải ghi rõ số lượng tài khoản đã mở và mã số tài khoản tại các CTCK trước đó.
Tại mỗi CTCK nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch ký quỹ. CTCK phải quản lý tách biệt tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư với các tài khoản giao dịch khác. CTCK có nghĩa vụ công bố công khai danh mục chứng khoán mà công ty thực hiện giao dịch ký quỹ.
Theo QDND
Ý kiến ()