Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 6-9 đã chấp thuận thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.Theo ký Quyết định số 2085/QĐ-NHNN, tên đầy đủ của công ty bằng tiếng Việt là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất; Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài là: Assets Management Company – First Joint Stock Commerical Bank; Tên gọi tắt: AMC –FICOMBANK. Địa chỉ trụ sở Công ty: Số 715 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với thời gian hoạt động của Công ty là thời gian hoạt động còn lại của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam.* Cùng ngày 6-9, Thống đốc cũng chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại tỉnh An Giang, Long An và Sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank). Navibank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan và...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 6-9 đã chấp thuận thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Theo ký Quyết định số 2085/QĐ-NHNN, tên đầy đủ của công ty bằng tiếng Việt là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất; Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài là: Assets Management Company – First Joint Stock Commerical Bank; Tên gọi tắt: AMC –FICOMBANK. Địa chỉ trụ sở Công ty: Số 715 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với thời gian hoạt động của Công ty là thời gian hoạt động còn lại của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
* Cùng ngày 6-9, Thống đốc cũng chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại tỉnh An Giang, Long An và Sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank). Navibank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan và tiến hành khai trương hoạt động các chi nhánh và Sở giao dịch nêu trên trong thời hạn sau tháng kể từ ngày 6-9-2010.
* Trong ngày 6-9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Kiên Long. Theo OCB được tăng vốn điều lệ từ 2000 tỷ đồng lên 3100 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Kiên Long tăng vốn điều lệ từ 2000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Thống đốc yêu cầu OCB có trách nhiệm yêu cầu các cổ đông khi tham gia mua cổ phần của Ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Trong đó, việc Ngân hàng BNP Paribas tiếp tục mua cổ phần để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 20% vốn điều lệ của OCB, tuân thủ các quy định của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam và quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ.
Đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long, trong trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và phải được Thống đốc NHNN chấp thuận trước khi thực hiện.
Ngoài ra, OCB và Ngân hàng TMCP Kiên Long có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý và chế độ báo cáo có liên quan đến việc tăng vốn điều lệ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Các văn bản này có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày ký. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ của OCB và Ngân hàng TMCP Kiên Long không hoàn tất được trong thời hạn cho phép, nếu Đại hội đồng cổ đông của OCB và Ngân hàng TMCP Kiên Long thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận, các văn bản này hết hiệu lực pháp lý.
Theo Nhandan
Ý kiến ()