Một kết thúc không như toan tính
Hôm qua (18-12), đoàn xe quân sự gồm 110 chiếc chở hơn 500 binh sĩ Mỹ đi xuyên sa mạc miền nam I-rắc để qua biên giới Cô-oét. Như vậy, những binh sĩ chiến đấu cuối cùng của Mỹ đã rút khỏi I-rắc, chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần chín năm qua tại nước này.Tuy nhiên, để lại một đất nước I-rắc với bóng đen bạo lực bao trùm, với mâu thuẫn và xung đột phe phái, có thể nói cuộc chiến ở I-rắc đã có một kết thúc không như toan tính của Oa-sinh-tơn. khoảng 900 nghìn người, song sẽ không tránh khỏi một "khoảng trống an ninh" được tạo ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đây.Trong khi đó, mâu thuẫn phe phái, sắc tộc phủ bóng đen lên chính trường I-rắc. Chỉ vài ngày sau khi ông Ô-ba-ma hôm 14-12 tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự tại I-rắc, một cuộc khủng hoảng mới đã bùng nổ trên chính trường nước này, khi khối chính trị của người Hồi giáo dòng Xun-nít tẩy chay QH để phản đối Thủ tướng N.Ma-li-ki. Khối này chỉ trích Thủ tướng Ma-li-ki trì hoãn việc thành lập một...
Tuy nhiên, để lại một đất nước I-rắc với bóng đen bạo lực bao trùm, với mâu thuẫn và xung đột phe phái, có thể nói cuộc chiến ở I-rắc đã có một kết thúc không như toan tính của Oa-sinh-tơn. khoảng 900 nghìn người, song sẽ không tránh khỏi một “khoảng trống an ninh” được tạo ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đây.
Trong khi đó, mâu thuẫn phe phái, sắc tộc phủ bóng đen lên chính trường I-rắc. Chỉ vài ngày sau khi ông Ô-ba-ma hôm 14-12 tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự tại I-rắc, một cuộc khủng hoảng mới đã bùng nổ trên chính trường nước này, khi khối chính trị của người Hồi giáo dòng Xun-nít tẩy chay QH để phản đối Thủ tướng N.Ma-li-ki. Khối này chỉ trích Thủ tướng Ma-li-ki trì hoãn việc thành lập một chính phủ chia sẻ quyền lực giữa các cộng đồng người Hồi giáo dòng Xun-nít, Si-ít và người Cuốc. Trong khi đó, hơn 30 triệu người Cuốc ở các tỉnh miền bắc, nơi có nhiều mỏ dầu lớn, từ nhiều năm qua vẫn luôn “nuôi chí” muốn tách khỏi I-rắc. Mâu thuẫn sắc tộc giữa hai cộng đồng Hồi giáo dòng Xun-nít và Si-ít có nguy cơ thổi bùng thành các cuộc xung đột, tạo điều kiện cho mạng lưới khủng bố An Kê-đa lợi dụng.
Lo ngại những diễn biến phức tạp ở I-rắc sau khi Mỹ rút quân, trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng I-rắc Ma-li-ki mới đây, Nhà trắng hứa sẽ luôn “kề vai sát cánh” với Bát-đa trong công cuộc tái thiết I-rắc. Chính Tướng M. Đem-xi của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng, rút quân không có nghĩa là bỏ rơi I-rắc. Mặc dù khó khăn tài chính, Mỹ vẫn phải “nuôi” một phái bộ ngoại giao quy mô lớn, trong đó có 157 binh sĩ làm nhiệm vụ huấn luyện các lực lượng I-rắc và một nhóm lính thủy đánh bộ bảo vệ phái bộ ngoại giao. Với ngân sách hoạt động năm 2012 hơn sáu tỷ USD, Đại sứ quán Mỹ tại Bát-đa là cơ quan đại diện ngoại giao tốn kém nhất (750 triệu USD), kiên cố nhất (năm lớp hàng rào an ninh), quy mô lớn nhất (21 tòa nhà cao tầng trên diện tích 42 ha) và có đội ngũ quan chức ngoại giao và nhân viên lớn nhất (16 nghìn người).
Trong bài phát biểu tuyên bố kết thúc cuộc chiến của Mỹ, Tổng thống Ô-ba-ma đã ca ngợi hồi kết của cuộc chiến này là một “thành tích phi thường”. Đối với Tổng thống Ô-ba-ma, việc Mỹ rút quân khỏi I-rắc có thể nói là “thành công”, bởi ông đã thực hiện được lời hứa với cử tri, đồng thời rút khỏi “bãi lầy” mà nước Mỹ đã phải đổ người đổ của. Tuy nhiên, với những gì xảy ra cho thấy, Mỹ đã thất bại trong thực hiện các mục tiêu và toan tính khi tiến hành cuộc chiến này. Trước những diễn biến phức tạp và bạo lực vẫn diễn ra hằng ngày ở I-rắc, Mỹ chắc chắn không thể “kê gối ngủ yên”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()