"Mở từng trường ĐH cụ thể là trách nhiệm Bộ trưởng"
|
ĐB Phạm Thị Nga (Hà Nội) góp ý về Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung |
Trái với Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhiđồng Quốc hội, hầu hết các đại biểu tán thành việc để cho Bộ GD&ĐT có quyền trong việc ra quyết định thành lập trường ĐH và cho phép hoạt động giáo dục.
Lý do mà ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đồng ý giao toàn quyền cho Bộ GD&ĐT vì ông cho rằng, không nên dồn hết việc lên Thủ tướng, vì thực chất, Thủ tướng duyệt chủ trương thành lập trường trên cơ sở Bộ GD&ĐT đưa hồ sơ, thẩm định trước. Những trường không đảm bảo chất lượng vừa qua cũng được Thủ tướng duyệt.Do vậy, ông Hà Văn Hiền cho rằng, việc giao cho Bộ trưởng quyền này, trừ trường ĐH đặc biệt cấp quốc gia, là phù hợp chủ trương phân cấp. Vấn đề còn lại là phải quản lý chặt chẽ và đảm bảo điều kiện trong khi thành lập, giám sát.
ĐB Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
ĐB Ngô Minh Hồng (TPHCM) cũng đồng tình với quan điểm này vì nếu cấp ra quyết định càng xa cấp thẩm định, thì càng dễ quan liêu. Do đó nên để Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quyền đó là hay nhất.
Một số đại biểu lại cho rằng nên để Thủ tướng quyết định thành lập trường. Lý do là để tránh việc ra đời các trường ĐH ồ ạt, cơ sở vật chất thiếu thốn, không có thưviện. ĐB Lê Đăng Trừng yêu cầu Luật phải chỉ rõ các tiêu chí thành lập ĐH như cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình đào tạo, không thể để tình trạng thành lập ĐH kiểu lấy được như hiện nay. Do đó, việc cần một quy trình thành lập phải chặt chẽ, minh bạch, các tiêu chí phải cụ thể thìmới mong loại bỏ cơ chế xin cho trong thành lập ĐH.
Nhận định về hệ thống trường ĐH hiện nay, Tổng Bí thưNông Đức Mạnh lưu ý, cần phải rà soát lại hệ thống trường ĐH. Tổng Bí thưcho biết: “Nhưng mâu thuẫn lớn nhất trong thời gian qua là quy mô lớn quá nhanh nhưng chất lượng có vấn đề. Tôi rất lo lắng vấn đề quản lý sách giáo khoa, chương trình của các trường trung học chuyên nghiệp, đại học. Trường đại học có nhiều không, chưa phải nhiều, nhưng cũng không phải là ít. Một số đồng chí về hưu muốn mở trường và thỉnh giảng khắp nơi.Đến giảng chỉ chạy xô như ca sĩ chứ không có thời gian bồi dưỡng, bổ sung kiến thức. Một người giảng 4-5 trường, chất lượng đại học đúng là có vấn đề.Trước mắt phải rà soát lại hệ thống trường ĐH, chưa đủ phải bổ sung”.
Quan điểm của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề này là việc quy hoạch các trường ĐH, CĐ cả nước vốn đã được Thủ tướng ký. Tiêu chuẩn lập trường, mở trường, đóng trường Thủ tướng cũng đã ký. Việc mở từng trường cụ thể, Bộ GD&ĐT cho rằng, đây là trách nhiệm Bộ trưởng, chứ không được đẩy lên Thủ tướng.
Ngoài ra, việc kiểm tra các trường mới thành lập cũng như các trường lâu năm, theo PTT Nguyễn Thiện Nhân, nên để các địa phương, vì các quy định về điều kiện thành lập trường, điều kiện hoạt động đã có, các sở hoàn toàn có thể thực hiện được việc kiểm tra.
Ý kiến ()