Mô hình gắn kết các khu công nghiệp với khu đô thị và dịch vụ tại Bắc Ninh
Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Yên Phong. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015, là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đầu năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong chiến lược đó, Bắc Ninh lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế là đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung.Hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, xây dựng 15 khu công nghiệp (KCN), tổng diện tích 7.681 ha. Trong đó KCN là 6.847 ha, khu đô thị (KĐT) 834 ha. Công tác Quy hoạch các KCN ở Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã luôn bám sát mục tiêu gắn liền với xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Trong đó bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN như: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng,...
Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Yên Phong. |
Hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh
Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, xây dựng 15 khu công nghiệp (KCN), tổng diện tích 7.681 ha. Trong đó KCN là 6.847 ha, khu đô thị (KĐT) 834 ha. Công tác Quy hoạch các KCN ở Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã luôn bám sát mục tiêu gắn liền với xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Trong đó bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN như: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung… Xây dựng các KĐT theo mô hình gắn kết các KCN với KĐT và khu dịch vụ, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích công cộng, đồng thời đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường.
Đến nay, với 15 KCN tại Bắc Ninh được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư 13 KCN với 14 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng vốn đầu tư hơn 860 triệu USD. Các KCN đi vào hoạt động đã đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương. Năm 2011 có 263 dự án đi vào hoạt động tại các KCN, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 142.704 tỷ đồng, tăng 94.354 tỷ đồng so với năm 2010; giá trị nhập khẩu đạt khoảng 5.806 triệu USD; thu hút 87.053 lao động với số lao động địa phương chiếm 41%. Chỉ với sáu tháng đầu năm 2012, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã thu hút 28 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 172,48 triệu USD (149,18 triệu USD vốn FDI), thuê 27,73 ha đất công nghiệp; suất đầu tư đạt 9,18 triệu USD/dự án và 9,19 triệu USD/ha. Các KCN có thêm 15 doanh nghiệp đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 278 doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 127.311 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 5,5 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 4,3 tỷ USD; nộp ngân sách 1.315 tỷ đồng; tạo thêm việc làm cho 7.547 lao động.
Chính hạt nhân từ các KCN đã hình thành các KĐT mới, cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đưa mạng lưới đô thị của tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển.
Đô thị mới và nhà ở cho công nhân
Trưởng ban Quản lý các KCN Bắc Ninh Ngô Sỹ Bích cho biết: Hiện nay, Bắc Ninh đã có bốn KĐT và dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thành lập. Các khu có tổng diện tích 834 ha gắn với các KCN Đại Kim (234 ha), VSIP (200 ha), Yên Phong II (200 ha), Nam Sơn – Hạp Lĩnh (200 ha). Tỉnh đã có chủ trương thành lập bảy KĐT với tổng diện tích 597 ha. Bảy khu này gắn với các KCN: Tiên Sơn, Quế Võ, Thuận Thành III phân khu B và Thuận Thành II, Quế Võ III, Từ Sơn, Yên Phong I. Theo đó, tỉnh cũng đang tập trung cho mục tiêu thống nhất quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, liên thông giữa KCN và KĐT.
Đến nay, Bắc Ninh có 95 nghìn lao động đang làm việc trong các KCN. Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đặc biệt quan tâm việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN. Đến nay, toàn tỉnh đã có sáu dự án được triển khai, xây dựng, đi vào sử dụng với tổng diện tích 160.583 m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 17.925 công nhân. Nổi bật là: Khu nhà ở công nhân KCN Tiên Sơn, do Tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) đầu tư xây dựng. Khu này đã đưa vào sử dụng 356 căn hộ, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 2.000 người. Chủ đầu tư đang tiếp tục khởi công mới khu nhà ở công nhân trên diện tích đất 2,3 ha, quy mô xây dựng 48 nghìn m2 sàn, đáp ứng cho hơn 6.000 công nhân, dự kiến hoàn thành vào quý II năm 2014. Mới đây, Viglacera cũng đã khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Thể thao, dịch vụ công cộng tại KCN. Khu nhà ở công nhân KCN Yên Phong giai đoạn 1 và 2 với tổng diện tích gần 40 nghìn m2, đã đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng hơn 4.000 công nhân. Khu nhà ở công nhân KCN Quế Võ do Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đầu tư đang triển khai xây dựng công trình có tổng diện tích 27.718m2 , khi hoàn thành đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 3.323 công nhân. Khu nhà ở công nhân KCN Quế Võ đã khởi công xây dựng, có tổng diện tích 32.850 m2, khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 3.650 người.
Thông qua nhiều cuộc kiểm tra, khảo sát, các cơ quan, đoàn thể Trung ương đánh giá: Bắc Ninh đã đi tiên phong và triển khai đưa vào sử dụng nhiều nhất số dự án nhà ở cho công nhân.
Tuy nhiên, đến nay, tỉnh Bắc Ninh đang có 91.266 lao động làm việc trong các KCN, trong đó có 55.111 lao động ngoài tỉnh. Do vậy, khi tất cả các dự án trên đi vào hoạt động cũng mới chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu về chỗ ở cho người lao động ngoài tỉnh.
Thực trạng trên ở Bắc Ninh đặt ra yêu cầu cấp bách đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân trong các KCN. Đây không chỉ là việc nâng cao mức sống của người lao động, mà còn bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thiết nghĩ, trước mắt tỉnh Bắc Ninh cần sớm xây dựng cơ chế quản lý về việc cho thuê nhà của người dân, bảo đảm được quyền lợi của cả người cho thuê và người thuê nhà, ổn định an ninh địa phương. Về dài hạn, tỉnh cần có quy chế yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng KCN tập trung nguồn lực quy hoạch dành quỹ đất, phối hợp doanh nghiệp thứ cấp tiếp cận chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()