LSO-Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Để đông đảo bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn biết, học tập và tham gia thực hiện, Trung tâm Hỗ trợ nông dân- nông thôn thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGahp” được triển khai tại 9 hộ nông dân ở hai xã Yên Trạch, Tân Thành (huyện Cao Lộc). Sau 4 tháng thực hiện, đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.Mô hình nuôi gà an toàn sinh học của gia đình anh Vi Minh Hoàng, xã Yên Trạch (Cao Lộc)Mô hình được đưa vào thực hiện từ tháng 8 năm 2012. Ngay từ những ngày đầu triển khai, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao cho Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện, xã tiến hành lựa chọn hộ nông dân tham gia. Đồng thời, chọn lựa đơn vị cung ứng giống gà, cung ứng một phần thức ăn chăn nuôi và tập huấn kỹ thuật cho nông...
LSO-Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Để đông đảo bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn biết, học tập và tham gia thực hiện, Trung tâm Hỗ trợ nông dân- nông thôn thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGahp” được triển khai tại 9 hộ nông dân ở hai xã Yên Trạch, Tân Thành (huyện Cao Lộc). Sau 4 tháng thực hiện, đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Mô hình nuôi gà an toàn sinh học của gia đình anh Vi Minh Hoàng, xã Yên Trạch (Cao Lộc)
Mô hình được đưa vào thực hiện từ tháng 8 năm 2012. Ngay từ những ngày đầu triển khai, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao cho Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện, xã tiến hành lựa chọn hộ nông dân tham gia. Đồng thời, chọn lựa đơn vị cung ứng giống gà, cung ứng một phần thức ăn chăn nuôi và tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Điều đặc biệt của việc thực hiện mô hình này là đề cao tính an toàn sinh học trong việc chăn nuôi gà. Do đó, cán bộ kỹ thuật đã chú trọng tập huấn cho nông dân tham gia mô hình nắm vững kiến thức về an toàn sinh học và chăm sóc thú y; biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm bảo vệ con người, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất, tạo sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và không gây ô nhiễm môi trường. Anh Hoàng Đức Phong, cán bộ Hội Nông dân tỉnh – người trực tiếp tham gia phụ trách mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại hai xã Yên Trạch, Tân Thành, huyện Cao Lộc cho biết: Việc chăn nuôi gà an toàn sinh học tập trung ở công tác thú y là chính. Khi triển khai mô hình này, nông dân phải tiêm phòng cho gà đúng theo quy trình kỹ thuật đưa ra. Mặt khác, khâu khử trùng chuồng trại phải đảm bảo, mỗi lần thay trấu độn chuồng là phải tiến hành phun thuốc khử trùng. Khi nuôi cần có sự cách ly khu dân cư, hạn chế người qua lại.
Nhờ làm tốt công tác tập huấn nên việc triển khai mô hình đạt kết quả tốt. Anh Vi Minh Hoàng, ở xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc là một trong 9 hộ tham gia thực hiện mô hình với 600 con gà. Trước đây anh cũng đã từng nuôi các loại gà như gà kiến, gà nòi, gà ta… riêng giống gà công nghiệp này thì đây là lần đầu tiên anh nuôi. Nhờ tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi như úm gà con, phun thuốc sát trùng, chủng ngừa đầy đủ các bệnh… nên đàn gà của anh tỉ lệ sống đạt 95%. Theo đánh giá, tổng kết mô hình, sau 4 tháng nuôi, tỉ lệ sống của đàn gà trong mô hình đạt trên 92%, trọng lượng trung bình đạt 2,6 – 2,8 kg/con. Mỗi hộ nuôi khoảng 600 con gà thì tổng chi phí hết khoảng 42 triệu đồng. Với giá bán khoảng 50.000 đồng/kg, ước tính người nuôi sẽ thu được trên 70 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng. Từ hiệu quả thực tiễn của mô hình, cộng với áp dụng đúng kỹ thuật thì việc nuôi gà tương đối dễ dàng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, do gà được nuôi nhốt tập trung nên chuồng nuôi không chiếm nhiều diện tích. Như vậy, một năm xoay vòng, mỗi gia đình nông dân trung bình có thể nuôi được 3 lứa gà, số lượng từ 400-600 con, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng.
Có thể nói, đối với người nghèo, ngoài sự nỗ lực hết mình của bản thân thì sự hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn, việc làm từ cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể là hết sức cần thiết. Trong đó, khuyến khích nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời định hướng ra nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả để người nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Việc nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGahp vốn ít, không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ cho những hộ nuôi với quy mô lớn mà còn phù hợp với những hộ nghèo, quy mô nhỏ, lẻ. Thêm nữa, còn tạo điều kiện cho người nuôi bỏ được tập quán chăn nuôi cũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh; giúp các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có cơ hội thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()