LSO-Theo kết quả của đợt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ tảo hôn ở tỉnh Lạng Sơn đối với nam giới là 8% và nữ giới là 3,1%. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ này cao hơn nhiều vì số người kết hôn không đăng ký, không được pháp luật thừa nhận chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong số những cặp kết hôn. Thống kê của Chi cục Dân số tỉnh năm 2010 cho thấy, tình trạng hôn nhân cận huyết thống chiếm khoảng 0,1% và vẫn có những diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở tỉnh ta là do phong tục tập quán dân tộc, tâm lý sớm có con đàn cháu đống và nhu cầu có thêm lao động trong gia đình. Bên cạnh đó là do trình độ học vấn thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế, tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng khó khăn. Phụ nữ người Dao thôn Khau Bao (Tân Tri - Bắc Sơn) đọc tờ rơi tuyên truyền về công tác dân số KHHGĐ và...
LSO-Theo kết quả của đợt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ tảo hôn ở tỉnh Lạng Sơn đối với nam giới là 8% và nữ giới là 3,1%. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ này cao hơn nhiều vì số người kết hôn không đăng ký, không được pháp luật thừa nhận chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong số những cặp kết hôn. Thống kê của Chi cục Dân số tỉnh năm 2010 cho thấy, tình trạng hôn nhân cận huyết thống chiếm khoảng 0,1% và vẫn có những diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở tỉnh ta là do phong tục tập quán dân tộc, tâm lý sớm có con đàn cháu đống và nhu cầu có thêm lao động trong gia đình. Bên cạnh đó là do trình độ học vấn thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế, tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng khó khăn.
Phụ nữ người Dao thôn Khau Bao (Tân Tri – Bắc Sơn) đọc tờ rơi
tuyên truyền về công tác dân số KHHGĐ và tình trạng tảo hôn
Năm 2007, xã Nhất Tiến (Bắc Sơn) có 26 cặp kết hôn, thì có 9 cặp tảo hôn (chiếm tỷ lệ 34,62%), năm 2008 có 18 cặp kết hôn thì đã có tới 13 cặp tảo hôn (tỷ lệ 74,19%); tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống năm 2006 ở xã này là 3,85% và năm 2010 là 3,33%. Năm 2010, tỷ lệ tảo hôn ở xã Minh Tiến (Hữu Lũng) là 10,5%, và có 1,12% hôn nhân cận huyết thống; ở xã Thiện Kỵ là 9,9%, tỷ lệ hôn nhân cận huyêt thống là 1,17%. Tuy chưa có thống kê tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống ở xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc (thành phố Lạng Sơn), song tỷ lệ tảo hôn năm 2009 ở 2 địa phương này vẫn rất cao (xã Quảng Lạc 15,56%, xã Hoàng Đồng 8,7%).
Mô hình can thiệp làm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2011-2015 được triển khai từ năm 2011 tại 6 xã là Nhất Tiến, Tân Tri (huyện Bắc Sơn), Thiện Kỵ, Minh Tiến (huyện Hữu Lũng) và Hoàng Đồng, Quảng Lạc (thành phố Lạng Sơn). Mô hình nhằm tác động tới 5 nhóm đối tượng là: lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội; những người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng dòng tộc, dòng họ); các bậc cha mẹ; những người trong độ tuổi sinh đẻ; nhóm vị thành niên… Các hoạt động chính của mô hình là đánh giá thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các địa phương triển khai; các hoạt động tuyên truyền, chuyển đổi hành vi; các hoạt động hỗ trợ tuyên truyền và cung cấp dịch vụ…
Theo ông Dương Thanh Ngân, Bí thư Đảng ủy xã Nhất Tiến (Bắc Sơn), tiếp nhận mô hình, Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể đã vào cuộc rất tích cực. Đảng ủy quán triệt sâu tới các chi ủy và các chi bộ quán triệt tới các đảng viên, nhất là các đảng viên ở các thôn đồng bào Mông, Dao như Tiến Hậu, Lân Dăm, Lân Dấy… Các đảng viên này tích cực vận động đồng bào, thuyết phục đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng tộc, dòng họ, tôn giáo khuyên bảo thanh niên “tẩy chay” những đám cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền chỉ đạo Trạm y tế xã, mạng lưới cộng tác viên dân số nắm, phản ánh kịp thời để các đoàn thể vào cuộc cùng vận động, cương quyết không cấp đăng ký kết hôn cho những trường hợp này. Áp lực của hệ thống chính trị và dư luận xã hội đã làm cho những tư tưởng lạc hậu thực sự bị đẩy lùi. Từ năm 2011 đến nay, tình trạng tảo hôn đã giảm và tình trạng hôn nhân cận huyết đã thực sự chấm dứt.
Nói về hiệu quả triển khai mô hình ở Bắc Sơn, ông Đinh Văn Khoan, Giám đốc Trung tâm Dân số/KHHGĐ huyện Bắc Sơn cho rằng, mô hình này, riêng ngành dân số không làm được mà là hiệu quả của sự đồng bộ dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương, lực lượng tiên phong là đoàn thanh niên, hội phụ nữ; tác động mạnh nhất vẫn là đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, tôn giáo… Không riêng ở Bắc Sơn, sơ kết năm 2011 cho thấy, tình trạng tảo hôn ở 6 xã triển khai mô hình đều giảm đáng kể và chưa có trường hợp hôn nhân cận huyết xảy ra.
Mô hình can thiệp làm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống sẽ được mở rộng và đến năm 2015 sẽ triển khai ở 56 xã của 11 huyện, thành phố để nhằm mục đích cuối cùng là chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống, giảm nhanh tình trạng tảo hôn để chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Trần Kim
Ý kiến ()