Mộ Ðức với những bước chuyển mạnh mẽ
Học sinh Trường THPT Trần Quang Diệu trong giờ thực hành vi tính. Ở Mộ Đức bây giờ, những con đường rộng mở và bê-tông hóa bảo đảm cho bà con đi lại, giao thương thuận lợi. Những trường học vách đất lợp tranh đã xóa xong và thay vào đó bằng tường xây mái ngói, mái bằng.Nông dân đã tạo dựng được nhiều cánh đồng lúa cao sản, vùng rau sạch với năng suất cao và đạt giá trị hơn 100 triệu đồng/ha. Nhiều hộ nông dân ở các xã Đức Nhuận, Đức Phong, Đức Lân, Đức Hiệp, Đức Phú, Đức Minh đã đầu tư những mô hình nuôi heo, bò, dê và nuôi tôm đã cho thu nhập khá cao. Có hộ nuôi tôm, mỗi năm thu hơn 400 triệu đồng... Nói về sự đổi thay trên quê hương Mộ Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Diệu Nguyễn Mậu Ẩm cho rằng: Sự chuyển biến lớn hiện nay là ngoài việc chăm lo sự nghiệp "trồng người", đầu tư mạnh cơ sở vật chất cho giáo dục, xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực", nơi đây còn phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp....
Học sinh Trường THPT Trần Quang Diệu trong giờ thực hành vi tính. |
Nông dân đã tạo dựng được nhiều cánh đồng lúa cao sản, vùng rau sạch với năng suất cao và đạt giá trị hơn 100 triệu đồng/ha. Nhiều hộ nông dân ở các xã Đức Nhuận, Đức Phong, Đức Lân, Đức Hiệp, Đức Phú, Đức Minh đã đầu tư những mô hình nuôi heo, bò, dê và nuôi tôm đã cho thu nhập khá cao. Có hộ nuôi tôm, mỗi năm thu hơn 400 triệu đồng… Nói về sự đổi thay trên quê hương Mộ Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Diệu Nguyễn Mậu Ẩm cho rằng: Sự chuyển biến lớn hiện nay là ngoài việc chăm lo sự nghiệp “trồng người”, đầu tư mạnh cơ sở vật chất cho giáo dục, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nơi đây còn phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp. Nhiều vùng nông thôn hiện nay đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới…
Sự phát triển kinh tế-xã hội ở Mộ Đức hôm nay đã thấy có sự chuyển biến toàn diện cả lượng và chất. Nếu như cách đây vài năm, tổng sản lượng lương thực của huyện chỉ đạt 55 nghìn tấn, thì năm 2011 đã đạt 64.854 tấn, bình quân lương thực đầu người gần 450 kg/năm. Giá trị sản xuất CN – TTCN, xây dựng và thương mại, dịch vụ tăng 24% so năm trước. Hoạt động văn hóa, thể thao, y tế đã có những bước tiến đáng kể. An ninh – quốc phòng được giữ vững, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Nói về phát triển những điểm nhấn hiện nay, đồng chí Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho rằng, trước hết là huyện tập trung chỉ đạo, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu như trước đây, nông dân sản xuất còn manh mún, hiệu quả kinh tế thấp thì nay đã tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa trên cả ba vùng trọng điểm kinh tế rất có hiệu quả. Trên vùng kinh tế ven biển phía đông, nông dân đầu tư sản xuất cây lúa, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi tôm trên cát gắn chế biến hải sản và nuôi cá trên chân ruộng kém hiệu quả. Ở vùng kinh tế trung du phía tây được coi là tiềm năng đất đai, lao động khá lớn, chưa được khai thác, huyện đã đầu tư mở tuyến đường mới từ Đức Tân đến Phổ Phong, tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại, đồi rừng. Gần đây, huyện đã chỉ đạo phá thế độc canh, chuyển mạnh sản xuất chuyên canh cây mía, trồng đào ghép trên đất đồi và trồng rừng nguyên liệu giấy đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng kinh tế đồng bằng ở thị trấn, thị tứ là vùng động lực sản xuất CN – TTCN, thương mại và dịch vụ. Ở đây đã hình thành ba tiểu vùng sản xuất chủ lực (Thạch Trụ – Quán Hồng; Đồng Cát -Thi Phổ và Quán Lát-nam Sông Vệ), với hàng trăm hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ và hàng chục cơ sở sản xuất CN – TTCN, làng nghề đang phát triển kinh tế đa dạng, hiệu quả, góp phần trợ lực cho các vùng lân cận phát triển kinh tế ổn định.
Theo Nhandan
Ý kiến ()