Mít-tinh kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng quần đảo Trường Sa
Ngày 16-4, tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức mít-tinh kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29-4-1975 - 29-4-2012). Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tham dự lễ.Cách đây 37 năm, với tinh thần "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ", Quân chủng Hải quân Việt Nam đã mở các cuộc tiến công, lần lượt giải phóng các đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa..., góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975.Với phương châm "Đảo là nhà, biển cả là quê hương", 37 năm qua, quân và dân Trường Sa đã không ngừng vượt qua khó khăn, lao động, nhờ đó diện mạo của huyện đảo Trường Sa đổi mới từng ngày, khang trang, kiên cố hơn. Nhiều công trình như cầu cảng, sân bay, âu tàu, trạm hải đăng, đài khí tượng - thủy văn, hệ thống cấp điện bằng năng lượng sạch, các công trình văn hóa... được đầu tư xây...
Cách đây 37 năm, với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, Quân chủng Hải quân Việt Nam đã mở các cuộc tiến công, lần lượt giải phóng các đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa…, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975.
Với phương châm “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”, 37 năm qua, quân và dân Trường Sa đã không ngừng vượt qua khó khăn, lao động, nhờ đó diện mạo của huyện đảo Trường Sa đổi mới từng ngày, khang trang, kiên cố hơn. Nhiều công trình như cầu cảng, sân bay, âu tàu, trạm hải đăng, đài khí tượng – thủy văn, hệ thống cấp điện bằng năng lượng sạch, các công trình văn hóa… được đầu tư xây dựng trên quần đảo, phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, tạo điều kiện cho quân, dân Trường Sa phát triển kinh tế, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bên cạnh đó, quân và dân huyện đảo Trường Sa còn là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân cả nước trong quá trình khai thác hải sản, như hỗ trợ nước ngọt, nhiên liệu, cứu nạn…
Ngày 16-4, tại TP Kon Tum (Kon Tum) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum phối hợp Vụ Thư viện Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo “Ý nghĩa của Chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh và chiến thắng Tây Nguyên đối với chiến dịch Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh (24-4-1972 – 24-4-2012).
Lãnh đạo Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Chiến lược Quốc phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Trường đại học Tây Nguyên; lãnh đạo tỉnh Kon Tum và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh tham dự.
Hội thảo đã nghe 21 tham luận của các vị đại biểu tập trung vào các vấn đề: tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh; ý nghĩa chiến lược và chiến thuật của chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh; về mối quan hệ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích trong hợp đồng tác chiến làm nên chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh; chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh với giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng ở tỉnh Kon Tum và Tây Nguyên, v.v. nhằm nêu bật ý nghĩa, tầm vóc thời đại bài học kinh nghiệm quý giá của chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh; cung cấp những cứ liệu quan trọng bổ sung vào kho lịch sử kháng chiến, lịch sử Đảng bộ và lịch sử Đảng CS Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đại biểu còn tập trung thảo luận một số nội dung như: việc xóa đói, giảm nghèo và đời sống vật chất tinh thần của đồng bào vùng Đác Tô – Tân Cảnh sau 40 năm giải phóng; phát huy tinh thần chiến thắng Đác Tô – Tân Cảnh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hiện nay; trách nhiệm của tuổi trẻ các dân tộc huyện Đác Tô trong bối cảnh hiện nay, v.v
Theo Nhandan
Ý kiến ()