Mạnh tay với buôn lậu, gian lận thương mại
Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng tuy có giảm về số vụ nhưng tăng về hành vi, thủ đoạn và biến tướng trong khâu phân phối, lưu thông hàng vi phạm. Để lập lại trật tự thị trường, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước phải quyết liệt hơn trong khâu kiểm tra, kiểm soát và cương quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.Buôn lậu biến tướngCục trưởng QLTT Nguyễn Hùng Dũng cho biết, năm 2010 lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 169.152 vụ vi phạm, đã xử lý 79.041 vụ với tổng số tiền thu được hơn 294 tỷ đồng. Trong đó buôn bán hàng cấm, hàng lậu chiếm 13.867 vụ; 10.472 vụ sản xuất, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ và an toàn vệ sinh thực phẩm; 11.452 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá; 43.250 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh. 'Nếu tính cả giá trị hàng hóa tịch thu chưa bán, hàng đã hủy bỏ thì số tiền xử lý trong năm qua lên đến 400 tỷ đồng. Những con số...
Buôn lậu biến tướng
Cục trưởng QLTT Nguyễn Hùng Dũng cho biết, năm 2010 lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 169.152 vụ vi phạm, đã xử lý 79.041 vụ với tổng số tiền thu được hơn 294 tỷ đồng. Trong đó buôn bán hàng cấm, hàng lậu chiếm 13.867 vụ; 10.472 vụ sản xuất, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ và an toàn vệ sinh thực phẩm; 11.452 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá; 43.250 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh. 'Nếu tính cả giá trị hàng hóa tịch thu chưa bán, hàng đã hủy bỏ thì số tiền xử lý trong năm qua lên đến 400 tỷ đồng. Những con số nêu trên cho thấy tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả đang thách thức các lực lượng kiểm tra và tiềm ẩn khả năng làm nhiễu thị trường là không nhỏ', Cục trưởng Nguyễn Hùng Dũng khẳng định.
Tại vùng biên giới Tây Nam, tình hình buôn lậu được đánh giá là có giảm so với cùng kỳ về số vụ nhưng lại gia tăng hành vi, thủ đoạn 'ăn hàng' qua biên giới. Tại một số huyện giáp biên giới như Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành (Tây Ninh); Vĩnh Hưng, Thạch Hóa, Đức Hòa (Long An), hàng lậu qua biên giới ngày càng đa dạng hơn, trong đó những mặt hàng như vải, chỉ may công nghiệp, gỗ, lúa mì, thuốc lá, mỹ phẩm, phụ tùng ô-tô, rượu, đường cát thẩm lậu qua biên giới với số lượng lớn. Chỉ riêng mặt hàng thuốc lá, sau ngày 1-9-2010 (Nghị định 76 về quản lý đối với thuốc lá lậu có hiệu lực) lợi nhuận của thuốc lá nhập lậu đã tăng lên 3 đến 4 lần so với trước đây. Xe khách, xe máy, ghe thuyền được thiết kế lại làm phương tiện chở hàng lậu, mỗi chuyến chở từ 1.000 đến 7.000 gói. Để chuyển thuốc lá lậu, các đối tượng buôn lậu rút vào hoạt động ban đêm và đang có xu hướng gia tăng. Chi cục phó QLTT tỉnh An Giang Phan Lợi cho biết, trên tuyến quốc lộ 91 qua địa bàn Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên hiện có 34 điểm tập kết, trung chuyển thuốc lá lậu. Khi lực lượng kiểm tra bắt hàng lậu, các đối tượng buôn lậu thường bỏ hàng, chạy tháo thân hoặc chống trả lực lượng kiểm tra để cướp hàng rất quyết liệt.
Tây Ninh có năm huyện giáp biên giới Cam-pu-chia, tại khu vực này có 153 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó 47 cửa hàng nằm sát biên giới. Chi cục trưởng QLTT tỉnh Tây Ninh Võ Thanh Phong cho biết, từ đầu quý IV-2010, tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại Tây Ninh diễn ra sôi động, hiện nay dù xăng trong nước đã tăng giá nhưng giá xăng dầu giữa Việt Nam và Cam-pu-chia vẫn còn chênh lệch ở mức 2.000 đến 3.000 đồng/lít, vì thế nạn chảy ngược nhiên liệu qua biên giới tuy có giảm nhưng vẫn còn rất phổ biến.
Tình trạng tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng ngày càng phức tạp và không ngừng gia tăng. Chi cục trưởng QLTT TP Hồ Chí Minh Phạm Văn Đức cho biết, năm 2010 lực lượng kiểm tra liên ngành của thành phố đã phát hiện 10.284 vụ vi phạm, tăng hơn 1.000 vụ; riêng lực lượng QLTT thành phố phát hiện 3.573 vụ, tăng 571 vụ so với năm trước. Trong đó hàng cấm chiếm 238 vụ, hàng lậu 1.210 vụ, 577 vụ giả mạo hàng hóa, 666 vụ vi phạm quy định về nhãn hàng hóa; thu được hơn 70 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Mặc dù lực lượng QLTT thành phố đã quyết liệt trong khâu kiểm tra, xử phạt nhưng tình hình buôn bán hàng lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn chưa giảm và diễn biến thị trường còn rất phức tạp.
Tăng thẩm quyền xử lý vi phạm cho lực lượng QLTT
Để bình ổn thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đại diện Chi cục QLTT TP Cần Thơ cho rằng, cần tăng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cho lực lượng QLTT, các bộ, ngành sớm rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn chi tiết về xử lý các vụ việc phát sinh trong và sau xử phạt.
Cục trưởng Nguyễn Hùng Dũng cho biết, ngoài hoàn thiện các văn bản pháp quy về quyền hạn và chức năng của QLTT; kiểm soát giá, phụ cấp thâm niên cho người công tác, ban hành thông tư liên tịch giữa các bộ về xử phạt trong lĩnh vực hàng giả… ngành QLTT còn hoàn thiện và trình Chính phủ hai Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh xăng dầu, ga. Để lực lượng QLTT đủ sức mạnh kiểm soát thị trường, một thông tư liên tịch giữa Bộ Công thương và Bộ Công an hướng dẫn về việc trang bị, sử dụng vũ khí cho lực lượng QLTT được ban hành. Về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, ông Dũng khẳng định: 'Nhất thiết phải xử lý mạnh tay các hành vi tung tin thất thiệt, đầu cơ găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại. Trong đó, sẽ áp dụng biện pháp mạnh như đình chỉ hoạt động, tước giấy phép kinh doanh, truy cứu trách nhiệm hình sự, công bố công khai chi tiết trên phương tiện thông tin đại chúng đối tượng vi phạm'.
Theo Nhandan
Ý kiến ()