Lý giải bất đồng Mỹ - Pháp trong can thiệp quân sự Syria
Đặc phái viên LHQ và AL về tình hình Syria Kofi Annan đang nỗ lực giải quyết những căng thẳng sau vụ thảm sát ở Houla. -Sau vụ thảm sát 118 dân thường diễn ra ở Syrria ngày 25-5, được HĐBA LHQ cho là trách nhiệm thuộc về chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, 12 nước đã trục xuất đại diện ngoại giao của Syria gồm: Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Đức, Italy, Canada, Australia, Thụy Sĩ, Hà Lan Bulgaria, khiến dư luận quốc tế lo ngại về một kịch bản Lybia mới. Tuy nhiên hai cường quốc chủ chốt trong NATO lại không đồng thuận.Ngày 29-5, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố: “Không thể để chế độ Bashar al-Assad thảm sát người dân Syria. Không thể loại trừ can thiệp quân sự với điều kiện là nó được tiến hành dưới sự ủng hộ của luật pháp quốc tế, cụ thể là thông qua một nghị quyết của HĐBA LHQ. Việc này phụ thuộc vào bản thân tôi và các nhà lãnh đạo khác trong việc thuyết phục Nga và Trung Quốc, song song với việc tìm kiếm một giải pháp không nhất...
![]() Đặc phái viên LHQ và AL về tình hình Syria Kofi Annan đang nỗ lực giải quyết những căng thẳng sau vụ thảm sát ở Houla. |
Ngày 29-5, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố: “Không thể để chế độ Bashar al-Assad thảm sát người dân Syria. Không thể loại trừ can thiệp quân sự với điều kiện là nó được tiến hành dưới sự ủng hộ của luật pháp quốc tế, cụ thể là thông qua một nghị quyết của HĐBA LHQ. Việc này phụ thuộc vào bản thân tôi và các nhà lãnh đạo khác trong việc thuyết phục Nga và Trung Quốc, song song với việc tìm kiếm một giải pháp không nhất thiết phải là quân sự”.
Trong phát ngôn lần đầu tiên của mình về chính sách đối với vấn đề Trung Đông, ông Hollande đã tỏ ra cứng rắn không kém gì người tiền nhiệm Sarkozy. Giới phân tích cho rằng ông Hollande đang tỏ ra là người muốn khai hỏa cho cuộc chiến thứ hai của NATO trong thế kỷ XXI, theo gương ông Sarkozy ở Lybia nhằm đưa lại lợi ích và vị thế của Pháp trong NATO.
Tuy nhiên, Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney lại tuyên bố Mỹ không cho rằng can thiệp quân sự vào Syria là hướng hành động đúng đắn vào thời điểm hiện nay, bởi vì sẽ dẫn đến hỗn loạn và tàn sát hơn nữa. Mặc dù Mỹ cho biết họ chưa gạt bỏ hành động quân sự. Các chuyên gia quân sự cho rằng lần này thì Mỹ tỏ ra thận trọng hơn.
Mỹ vẫn coi chế độ cầm quyền hiện nay ở Syria, cùng với Iran, như một mối đe doạ đối với các lợi ích chiến lược của Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực. Syria có vị thế địa chiến lược quan trọng ở Trung Đông, đặc biệt có đường biên giới chung với hai khu vực lợi ích của Mỹ tiếp giáp với Israel và Iraq; Địa Trung Hải hiện có căn cứ hải quân Nga ở (Tartus).
Chính quyền Syria đã xây dựng được một đội quân tương đối mạnh, với quân số hơn 500 nghìn binh lính, được trang bị vũ khí hiện đại với tên lửa Scud-D, tầm bắn 700km có thể vươn tới các mục tiêu trên lãnh thổ Israel, gần 100 tên lửa chống tàu Yakhont có tốc độ nhanh và tầm bắn 300km. Chính quyền Syria đang theo đuổi đường lối đối ngoại liên minh chiến lược với Iran, Nga và Trung Quốc, thường xuyên ủng hộ lực lượng Hezbollah ở Liban và Hamas ở Dải Gaza và có quan điểm kiên quyết chống Mỹ, Israel và phương Tây.
Các nhóm đối lập lớn chống chính quyền Syria cũng đã xuất hiện như: Hội đồng Quốc gia Syria (SNC); Quân đội Syria Tự do (FSA); Ủy ban Điều phối Quốc gia vì Dân chủ (NCCDC) và Liên minh Dân tộc… Mỹ hiện huy động EU, NATO, các tổ chức và đồng minh khu vực tăng cường ủng hộ hai nhóm đối lập SNC và FSA và chuẩn bị các yếu tố để hai nhóm này sẵn sàng thay thế nếu chế độ Syria sụp đổ hoặc trực tiếp đàm phán hoà bình với Chính phủ Syria để tiến tới các cuộc bầu cử trên cả nước trong tương lai.
Sự phản ứng của các quốc gia và lực lượng chủ chốt như: Nga, Trung Quốc, Phong trào Hezbollah… khiến Mỹ không thể coi thường… Trong khi thảo luận về vấn đề Syria trong chuyến thăm Pháp, Tổng thống Nga Putin đã phản đối gay gắt giải pháp can thiệp quân sự vào Syria, ông nói: “Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng nếu chúng ta đẩy ban lãnh đạo hiện thời khỏi vị trí quyền lực thì ngày mai hạnh phúc sẽ bắt đầu tại đó? Điều gì đang xảy ra tại Libya? Điều gì đang xảy ra tại Iraq? Những nước này đã trở nên an toàn hơn? Chúng tôi đề nghị cần hành động theo cách đúng đắn và cân bằng tại Syria”.
Trước đây, Nga và Trung Quốc đã từng phủ quyết nghị quyết của HĐBA LHQ để không lặp lại kịch bản của Libya. Hiện nay hai nước này vẫn đang cố gắng để cuộc xung đột không leo thang và ngăn chặn can thiệp quân sự. Còn Phong trào Hezbollah lại có quan điểm hoàn toàn ủng hộ chế độ Syria chống lại cuộc nổi dậy của phe đối lập và sức ép quốc tế và khu vực.
Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ nhận thấy trong tình hình hiện nay phát động một cuộc chiến lật đổ chế độ Syria có khả năng gây nên một cuộc chiến tranh lớn trong khu vực và thế giới. Bởi vì bên cạnh chính quyền Syria còn có đồng minh Iran, Hezbollah, Hamas và đứng sau là Nga và Trung Quốc. Tình hình ở một số nước khu vực như Ai Cập, Afghanistan, Pakistan, Iraq, Libya… vẫn chưa thật sự ổn định. Ngoài ra, chính quyền Obama đang phải dồn nỗ lực giải quyết những khó khăn trong nước và chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Vì vậy, Mỹ chủ trương đẩy mạnh can dự toàn diện bên trong, tăng cường sức ép bên ngoài buộc chế độ Syria tự tan rã hoặc chấp nhận đàm phán hoà bình với SNC để tiến tới một cuộc bầu cử trên phạm vi cả nước nhằm thiết lập một chế độ mới ở Syria thân Mỹ và phương Tây. Vì thế các giải pháp được Mỹ coi trọng là:
– Đẩy mạnh can dự bên trong như: hoạt động tình báo; tăng cường quan hệ với phe đối lập SNC và FSA bằng cách thường xuyên cung cấp thông tin tình báo, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động và cung cấp ngân sách, vũ khí, đạn và đáp ứng các nhu cầu khác.
– Tăng cường sức ép bên ngoài như: thường xuyên ra tuyên bố báo chí tố cáo giới lãnh đạo Syria vi phạm nhân quyền; vận động các tổ chức khu vực và quốc tế như Liên đoàn Arập, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hoặc LHQ ra nghị quyết lên án chế độ Syria đàn áp người biểu tình; yêu cầu các nước và tổ chức khu vực và quốc tế áp dụng các biện pháp cấm vận kinh tế, tài chính và vũ khí nghiêm ngặt chống Syria.
Như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria kéo dài là nằm trong âm mưu và chủ trương chiến lược của Mỹ và phương Tây ở Trung Đông, nhằm xóa bỏ mối đe dọa Syria, từ đó tăng cường bao vây cô lập và tiến tới xóa bỏ chế độ Iran. Mỹ và Israel chủ trương không phát động cuộc tấn công Syria giống như Libya để lật đổ chế độ của Tổng thống Assad mà chỉ đe dọa quân sự, tăng cường bao vây kinh tế, tài chính, thương mại để gây khó khăn trong nội bộ Syria, qua đó mà thúc đẩy quá trình thay đổi chế độ.
Vì thế, giới phân tích quốc tế cho rằng, tình hình Syria sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Mỹ đã và đang dùng mọi thủ đoạn, biện pháp nhằm buộc Tổng thống Assad phải ra đi và dựng lên một chính phủ mới thân phương Tây. Sức ép đối với chính quyền Syria đang gia tăng cả từ bên trong và bên ngoài. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ không đồng thuận với Pháp trong việc can thiệp quân sự vào Syria.
Theo Nhandan

Ý kiến ()