Lượng và giá nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, bên cạnh những khó khăn của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu tháng 1/2012 còn gặp một số khó khăn do lượng và giá nhiều mặt hàng giảm mạnh. Xuất khẩu tháng đầu năm giảm mạnhTính riêng, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 ước đạt 6,5 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 2,27 tỷ USD, giảm 33,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,23 tỷ USD, tăng 7,9%. Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011 (tháng có Tết Nguyên đán) thì tốc độ tăng là 31,8%, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 49,2% do tập trung chủ yếu vào nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện.Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,24 tỷ USD, giảm 29,4%; kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 669 triệu USD, giảm 7,0%; kim ngạch nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 4,3...
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, bên cạnh những khó khăn của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu tháng 1/2012 còn gặp một số khó khăn do lượng và giá nhiều mặt hàng giảm mạnh.
Xuất khẩu tháng đầu năm giảm mạnh
Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 ước đạt 6,5 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 2,27 tỷ USD, giảm 33,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,23 tỷ USD, tăng 7,9%. Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011 (tháng có Tết Nguyên đán) thì tốc độ tăng là 31,8%, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 49,2% do tập trung chủ yếu vào nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện.
Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,24 tỷ USD, giảm 29,4%; kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 669 triệu USD, giảm 7,0%; kim ngạch nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 4,3 tỷ USD, giảm 2,0%. Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng 1,8%; nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 64,2%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 13,4%.
Xét về giá, so với cùng kỳ, giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tương đương, chỉ có mặt hàng cao su có giá xuất khẩu giảm mạnh do bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu cao su, giá xuất khẩu hạt tiêu tăng làm kim ngạch mặt hàng này tăng 50,6%; giá xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản mà trong đó giá dầu thô tăng 21,3%, giá than đá giảm 37,1%.
Xét theo thị trường, so với cùng kỳ, xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm: xuất khẩu vào thị trường châu Á giảm 10,5% và chiếm tỷ trọng 49,3%; châu Âu giảm 13,6% và chiếm tỷ trọng 21,1%; châu Mỹ giảm 10,8% và chiếm tỷ trọng 21,7%; châu Phi giảm 14,8% và chiếm tỷ trọng 1,1%. Xuất khẩu vào một số thị trường chính như: Nhật Bản giảm 10,3% và chiếm tỷ trọng 10,8%; xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 10,9% và chiếm tỷ trọng 10,9%; xuất khẩu thị trường Mỹ giảm 11,1% và chiếm tỷ trọng hơn 18,5%; xuất khẩu vào EU giảm 14,1% và chiếm tỷ trọng gần 19,0%.
Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011 thì xuất khẩu vào các thị trường chính như: thị trường ASEAN tăng 19,2%; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 51,6%; thị trường Trung Quốc tăng 29,4%; thị trường Mỹ tăng 71,2%; xuất khẩu vào EU tăng 74,7%.
Nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu tháng 1 ước đạt 6,6 tỷ USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 35,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,5 tỷ USD, tăng 5,2%. Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011 (tháng có Tết Nguyên đán) thì kim ngạch nhập khẩu ước tăng 7,9%, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước giảm 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30,3%. Nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng trong khi nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm mạnh.
Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011 thì nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 4,6%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu giảm 24,7%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu tăng 90,5% (do điện thoại di động tăng 1,4 lần; xe máy nguyên chiếc tăng 1,6 lần; nhóm hàng tiêu dùng tăng 88,6%).
Xét theo thị trường, nhập khẩu từ thị trường Châu Á giảm 18,9% và chiếm tỷ trọng khoảng 77,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó: ASEAN giảm 19,9%, chiếm tỷ trọng 18,5%, Trung Quốc giảm 17,9%, chiếm tỷ trọng 22,7%, Hàn Quốc giảm 18,6%, chiếm tỷ trọng 12,4%, Nhật Bản giảm 19,1%, chiếm tỷ trọng 9,4%; nhập khẩu từ thị trường Châu Âu giảm 18,6%, chiếm tỷ trọng 10,7%, trong đó EU giảm 17,2% và chiếm tỷ trọng 6,7%.
Nếu so sánh với tháng 02 năm 2011, nhập khẩu từ một số thị trường chính đều tăng nhưng tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn so với tốc độ tăng xuất khẩu. Cụ thể: nhập khẩu từ thị trường Châu Á tăng 8,7%, trong đó: ASEAN tăng 1,2%, Trung Quốc tăng 21,9%, Hàn Quốc tăng 7,7%, Nhật Bản giảm 3,6%; nhập khẩu từ thị trường Châu Âu tăng 44,8%, trong đó EU tăng 23,2%.
Qua tình hình xuất nhập khẩu tháng đầu năm cho thấy cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với với cùng kỳ năm 2011. Nếu như xuất khẩu tháng 1/2011 đạt 7,3 tỷ USD và nhập khẩu là 8,1 tỷ USD thì tháng 1/2012 xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD và nhập khẩu là 6,6 tỷ USD. Tính chung nhập siêu tháng 1/2012 ước khoảng 100 triệu USD, bằng 1,54% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()