Luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Là một trong hàng nghìn người con xa quê về tham dự chương trình Xuân Quê hương 2013, ông ĐÀO DUY TIẾN, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ "Những trí thức Lê Quý Đôn ở Ba Lan" bày tỏ niềm xúc động được về đón Tết cổ truyền ở quê nhà và chia sẻ mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan nói riêng và nước ngoài nói chung.Ông Tiến cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan phần đông là những trí thức sang đây học tập, nghiên cứu và ở lại làm việc. Dù sống ở nước ngoài nhưng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam luôn được trân trọng và thấm nhuần trong dòng máu của hơn 30 nghìn kiều bào tại Ba Lan. Hằng năm, cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan tổ chức rất nhiều hoạt động hướng về quê hương nhằm giáo dục và truyền lại cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở Ba Lan truyền thống uống nước nhớ nguồn. Việc tái hiện những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán dân tộc...
Ông Tiến cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan phần đông là những trí thức sang đây học tập, nghiên cứu và ở lại làm việc. Dù sống ở nước ngoài nhưng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam luôn được trân trọng và thấm nhuần trong dòng máu của hơn 30 nghìn kiều bào tại Ba Lan. Hằng năm, cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan tổ chức rất nhiều hoạt động hướng về quê hương nhằm giáo dục và truyền lại cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở Ba Lan truyền thống uống nước nhớ nguồn. Việc tái hiện những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán dân tộc đã trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi gặp gỡ, giao lưu của kiều bào, mang đến sự ấm áp, gần gũi cho những người con xa quê. Những hình ảnh thân thương ở Việt Nam như thiếu nữ mặc áo dài, áo tứ thân truyền thống, những chiếc xích-lô trên phố cổ, cảnh tẩm quất đêm trên vỉa hè, các cô gái làm bún thang, chả cá, bánh cốm, bánh xèo… được tái hiện sinh động và chứa chan tình cảm nhớ thương. Các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, múa lân cũng không thể thiếu, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Những hoạt động giao lưu văn hóa này không chỉ giúp cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan thêm gắn kết, mà còn khơi dậy trong con em kiều bào niềm tự hào dân tộc, để nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong các em.
Ông chia sẻ: “Sống xa quê hương hơn 20 năm, tôi suy nghĩ rất nhiều về tiếng Việt. Như nhiều đứa trẻ sống từ nhỏ trên nước bạn, con tôi nói tiếng nước sở tại rất tốt, có những người bạn Ba Lan và những kỷ niệm tuổi thơ tại đây”. Ông lo lắng bởi sự cách biệt địa lý và ngôn ngữ khiến con cái có khoảng cách với quê hương. Trung tâm Văn hóa Ba Lan và Trường tiếng Việt Lạc Long Quân ra đời phần nào làm vơi bớt nỗi lo lắng của ông Tiến. Trường biên soạn giáo trình dựa trên sách giáo khoa tiếng Việt của Việt Nam, tổ chức giảng dạy lịch sử và văn hóa dân tộc thông qua phim ảnh, tổ chức Trại hè Vui cùng tiếng Việt cho con em kiều bào. Ông Tiến tâm sự: “Với tôi nói riêng và nhiều người Việt Nam ở Ba Lan nói chung, giữ gìn tiếng Việt chính là giữ gìn gốc rễ của văn hóa Việt Nam”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()