Lúng túng trong ứng phó lũ đầu nguồn sông Cửu Long
Vỡ đê tại kênh cầu Cả Điều , xã Bình Hòa (huyện Châu Thành, An Giang) ngày 29-9. Vỡ đê, hàng nghìn ha lúa vụ 3 khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mất trắng, hàng trăm nghìn nhà dân ngập trong lũ, cuộc sống của người dân vùng đầu nguồn đảo lộn... Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang hết sức lúng túng và bị động khi ứng phó lũ dữ...Không kịp trở tay khi lũ về nhanhThực tế tình hình lũ đầu nguồn sông Cửu Long những ngày qua cho thấy, mực nước lên nhanh ngoài dự báo đã khiến nhiều địa phương trở tay không kịp. Lỗi một phần do dự báo lũ chưa sát với tình hình thực tế và nguyên nhân khác là các cơn bão đổ bộ vào nước ta bất thường gây mưa diện rộng làm nước thượng nguồn sông Mê Công dâng cao khiến nước sông Cửu Long lên nhanh liên tục. Tuy vậy, trở tay không kịp không có nghĩa là các địa phương hoàn toàn bị động trong ứng phó lũ. Sống chung với lũ và ứng phó trước lũ lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long là...
|
Không kịp trở tay khi lũ về nhanh
Thực tế tình hình lũ đầu nguồn sông Cửu Long những ngày qua cho thấy, mực nước lên nhanh ngoài dựbáo đã khiến nhiều địa phương trở tay không kịp. Lỗi một phần do dự báo lũ chưa sát với tình hình thực tế và nguyên nhân khác là các cơn bão đổ bộ vào nước ta bất thường gây mưa diện rộng làm nước thượng nguồn sông Mê Công dâng cao khiến nước sông Cửu Long lên nhanh liên tục. Tuy vậy, trở tay không kịp không cónghĩa là các địa phương hoàn toàn bị động trong ứng phó lũ. Sống chung với lũ và ứng phó trước lũ lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long là kinh nghiệm của nhiều thế hệ cha ông để lại. Phương châm phòng tránh lũ bốn tại chỗ được 100% các địa phương triển khai rất sớm. Điều đó cho thấy sự chủ động trước tình huống thiên tai. Thế nhưng, đã gần một thập kỷ, đồng bằng chưa phải hứng chịu cảnh nước dâng từng giờ như những ngày qua khiến mọi sự chủ động bốn tại chỗ “bình thường như mọi năm” trở thành thói ỷ lại khó cóthể chấp nhận!
Vấn đề đầu tiên cần nhắc lại trong việc ứng phó với lũ là nguồn nhân lực, vật lực. Nhân lực để chống lũ các địa phương đều bảo đảm với các Ban chỉ huy phòng chống lụt bão từ tỉnh đến xã, các ấp cótổ, đội xung kích. Thế nhưng nhân lực cho ứng phó với lũ cóthật sự “tinh” và được chỉ huy bài bản? Trực tiếp chứng kiến cảnh ứng phó với hiện tượng rò rỉ đê tại kênh 9 xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú (An Giang) mới hiểu hết chuyện “thừa người nhìn, ít người làm”. Đê vỡ, vai trò người đầu tàu lãnh đạo không có, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chỉ. Đê vỡ, bao cát tại chỗ của địa phương không có, người dân lấy bao gạo cho vụ mùa hỗ trợ. Cát để đắp đê: Không có– dân cho lấy cát lắp sân để hộ đê. Lực lượng túc trực địa phương cũng chỉ vài công an viên, còn lực lượng dầm mình chống lũ là những lao động nghiệp đoàn bốc vác của một kho nếp cặp ngay cống đê bị vỡ. Phương châm bốn tại chỗ dường như cóvấn đề thật sự! Trong khi đó, cũng cảnh vỡ đê tại huyện Châu Thành, Chợ Mới, thế nhưng dẫu cólãnh đạo cao nhất của địa phương trực tiếp chỉ huy nhưng dòng nước vẫn phá toàn tuyến đê, nước vẫn tràn, lúa vẫn ngập. Một người dân cóđất vừa bị dòng nước lũ nhấn chìm bức xúc: “Phải chi ngay lúc mới rò rỉ cóngười túc trực, đè, chắn bao cát liền tại chỗ thì đâu cóbể mạnh như vầy”. Đó cũng là câu nói mà chúng tôi nghe được tại nhiều tuyến đê bao bị vỡ tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới… (An Giang), Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự… (Đồng Tháp) những ngày qua.
Vấn đề tiếp theo là những biện pháp hộ đê chưa thật sự hiệu quả trong công tác chống lũ tại An Giang, Đồng Tháp những ngày qua. Chúng tôi cómặt tại tuyến kênh 10 xã Ô Long Vĩ chỉ vài giờ trước khi xảy ra vụ vỡ đê nhấn chìm khoảng 1.500 ha lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Tuyến đê nhỏ cókhoảng 100 chiến sĩ hộ đê trong khi nước tuyến kênh tẻ nhiều điểm đã mấp mé bờ, cóchỗ vượt qua hệ thống bao cát chống cự cặp mé ngoài đê. Một chiến sĩ trẻ Tiểu đoàn 512, Trung đoàn 892, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang nói vô tư về việc đào đất thịt đê đắp ngoài mép đê: “Đất đắp đê không cónên từ sáng tới giờ, tụi em cứ lấy đất bên nàyđắp bên kia”. Việc lấy đất ngay thân đê cho vào bao cát chặn lại mép đê khiến tuyến đê kênh 10 vốn chiều rộng mặt đê chỉ gần 5 m giờ chỉ còn vài ba m. Đặc biệt, nhiều điểm, các chiến sĩ trẻ cứ vô tư lấy đất ngay giữa đê để đắp tạo những hố sâu khiến hiện tượng rò rỉ càng mạnh. Ông Trần Văn Thắng, cán bộ kế toán – ngân sách xã, đại diện xã Ô Long Vĩ phụ trách bảo vệ tuyến đê trên cho biết: “Do không đất, cát nên cứ lấy đất đê đắp cho đê đến đâu hay đến đó”.
Việc thiếu vật lực hộ đê như cát, lưới, đá, bao cát, cừ tràm… đã khiến mọi hoạt động hộ đê trở nên bị động trước sức công phá hung hãn của dòng nước lũ. Tại huyện An Phú, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thạnh cho biết, sau khi tỉnh công bố tình trạng lũ khẩn cấp, để hộ đê cần lượng cát lớn, nhưng để cócát hầu như các địa phương phải dùng đến mối quan hệ cá nhân với các chủ sà-lan, công ty khai thác cát mới cócát; còn không thì rất khó để yêu cầu họ chở đến hộ đê. Vậy nên, mọi chủ động ứng phó lũ với phương châm bốn tại chỗ hầu như hoàn toàn bị động.
Cónên phát triển sản xuất vụ 3 ?
Đây là vấn đề đặt ra hết sức nghiêm túc khi gần mười năm nay, nhiều địa phương tại khu vực ĐBSCL phát triển lúa vụ 3 theo hướng “thấy người ăn khoai, vác mai đi đào”. Nhìn lại những vụ vỡ đê tại hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp những ngày qua cho thấy, phần lớn các đê bị vỡ là những đê mới và diện tích sản xuất vụ 3 thiệt hại cũng mới đưa vào sản xuất một đến hai vụ gần đây. Tại khu vực kênh Thầy Phó Ký xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú, An Giang), nông dân Phạm Công Bằng có58 công lúa mới sạ bị chìm trong nước lũ, mất trắng gần 100 triệu đồng chi phí đầu tư nói: “Năm nay địa phương kêu gọi sản xuất lúa vụ 3, do giá lúa cao nên người dân cũng đồng thuận. Nhưng khi sản xuất mới thấy lo khi tuyến đê kênh Thầy Phó Ký cóđê tương đối tốt nhưng đê ngoài ven kênh ranh tiếp giáp xã An Hòa (huyện Châu Thành) chỉ mới xáng cạp chưa đầy năm tháng, cao trìnhcũng thấp, mặt đê vừa yếu, vừa nhỏ nên khi nước lên liên tục bị bể là điều khó tránh khỏi”. Còn tại đê kênh 10 cũng mới đưa vào sản xuất, chưa nghiệm thu nhưng xã vẫn quyết định cho dân sản xuất lúa vụ 3. Đây là sự tắc trách, chủ quan hay do yêu cầu chỉ tiêu thành tích mở rộng diện tích lúa vụ 3 khiến lãnh đạo địa phương quyết định đưa vào sản xuất khi đê bao an toàn canh tác chưa được bảo đảm. Thiệt hại hàng chục, hàng trăm tỷ đồng người dân phải gánh.
Cùng với các tuyến đê mới bị vỡ, một số tuyến đê đã phát triển từ nhiều năm nay cũng không được quan tâm đúng mức khiến nhiều diện tích đê bao oằn mình trong lũ, một số bị vỡ. Không chỉ vậy, sau hiện tượng vỡ đê đồng loạt, diện rộng tại An Giang, trong đó huyện Châu Phú là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, lại cho thấy cách phát triển diện tích vụ 3 tại địa phương hoàn toàn không khoa học. Các tiểu vùng sản xuất vụ 3 tại địa phương được triển khai theo kiểu “da beo”. Những cánh đồng xanh um bị kẹp giữa những cánh đồng mênh mông biển nước khiến chuyện vỡ đê là điều hiển nhiên – ông Lại Hữu Thiện, nhà ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ (Châu Phú, An Giang) vừa mất trắng 40 công đất bức xúc.
Rất nhiều vấn đề được đặt ra trong việc chống lũ, vỡ đê tại các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long. Do đó, vấn đề hậu chống lũ là việc cần rà soát lại tất cả hệ thống đê bao sản xuất vụ 3. Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên lý thuyết luôn sẵn sàng nhưng thực tế khi xảy ra sự cố thì lúng túng, bị động là vấn đề rất cần cócách nhìn thấu đáo.
Theo Nhandan
Ý kiến ()