tle=”Lung Ngọc Hoàng không còn hộ đói” on click=”$('#gallery_87253500_1_332970').click(); return false;” href=”ja vasc ript:void(0);”> yerText”>
Hỗ trợ máy gặt đập liên hợp cho nông dân vùng lúa chất lượng cao.
Thời điểm đầu năm 2010, qua công tác thống kê của Ban Quản lý Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng thì có 109 hộ dân sống trong ruột rừng ở Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Lung Ngọc Hoàng gặp khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt, phần lớn đời sống nghèo khó. Trong năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hậu Giang quyết tâm giải bài toán về dân sinh tại Lung Ngọc Hoàng, để hộ dân chào đón Tết Nhâm Thìn 2012 một cách vui tươi.
Lung Ngọc Hoàng là vùng đất ngập nước thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thời chiến tranh, đây là vùng đất thưa thớt người, trở thành nơi “xả cảng” bom đạn dư thừa của quân ngụy sau mỗi trận càn quét. Sự hoang vắng, mênh mông trong cảnh chim trời, cá nước nên có lúc Lung Ngọc Hoàng là nơi dung thân cuối cùng của những người thất cơ, lỡ vận. Ngày 14-1-2002, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng (tỉnh Cần Thơ cũ) với diện tích 2.805,37 ha được chia làm bốn phân khu của Lâm trường Phương Ninh (Khu 1 hiện nay). Với mục tiêu chính là bảo tồn những sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, sự đa dạng sinh học, nơi khu trú của các loài sinh vật bản địa của hệ sinh thái đất ngập nước. Để mở rộng quy mô, thêm nhiệm vụ trồng rừng và khai thác rừng theo thiết kế được cơ quan thẩm quyền cho phép từng năm, đồng thời sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp và kinh doanh các dịch vụ du lịch, tháng 7-2002, UBND tỉnh Cần Thơ có quyết định ghép Lâm trường Mùa Xuân (là Khu 2) vào Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ vào năm 2004, UBND tỉnh Hậu Giang thành lập Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng trực thuộc UBND tỉnh (Quyết định số 79 ngày 17-2-2004) với tổng diện tích là 4.240,26 ha, bao gồm Khu 1 là 2.805,37 ha và Khu 2 là 1.434,89 ha.
Thời điểm cuối năm 2010, qua công tác thống kê của Ban Quản lý Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng thì có 109 hộ dân, tương đương 503 khẩu hiện đang sống trong ruột rừng ở Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, phần lớn đời sống nghèo khó, không có điện thắp sáng, nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh, lộ giao thông không có, đi lại chủ yếu bằng xuồng, nhà cửa tạm bợ. 109 hộ dân sống trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt vốn trước đây nhận khoán đất sản xuất theo mô hình nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp của Lâm trường Phương Ninh. Trong quá trình chuyển đổi từ đất Lâm trường Phương Ninh thành Khu 1 thuộc Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng với bốn Phân khu chức năng (bao gồm Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái, Phân khu thực nghiệm khoa học và Phân khu hành chính), hiện trạng đất đai của hơn trăm hộ này thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Vì là khu vực cấm vào nên không thể có trường học, trạm y tế, hằng năm thường xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Hậu quả là công tác quản lý, bảo vệ rừng khó khăn, trong lúc đời sống những hộ dân tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hoàn toàn mang tính chất tạm bợ…
Sáp vô giải thể kẹt về dân sinh tại Lung Ngọc Hoàng, ngay từ những tháng đầu năm 2011, UBND tỉnh Hậu Giang đã thành lập Tổ công tác giải quyết những vấn đề vướng mắc tại Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng. Xét thấy trong cùng một Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng lại tồn tại hai cơ chế, chính sách khác nhau, Khu 1 là khu bảo tồn thiên nhiên và Khu 2 được phép sản xuất, kinh doanh, cho nên quyền tự chủ về sản xuất, kinh doanh cũng như việc thực hiện các hợp đồng, hợp tác kinh doanh của khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác du lịch sinh thái, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu bảo tồn. Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu bảo tồn đạt hiệu quả, UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương tách Khu 2 là khu sản xuất, kinh doanh (Lâm trường Mùa Xuân cũ) ra khỏi Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng. Theo hướng này, Khu 2 sẽ trở thành Công ty TNHH Một thành viên, với tên gọi là Trung tâm Lâm nghiệp Mùa Xuân.
Cuối tháng 4-2011, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Công Chánh về Lung Ngọc Hoàng hứa trước dân là đến tháng 6-2012 sẽ đưa 109 hộ dân hiện đang ở rải rác trong ruột rừng ra Khu tái định cư, bảo đảm ba yếu tố là dân có chỗ ở tốt hơn, dân có đất sản xuất và bảo vệ nghiêm ngặt rừng. Thực hiện phương án di dời 109 hộ dân ở Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đến Khu tái định cư, Ban Giám đốc Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng đã hoàn chỉnh hồ sơ dự án Khu tái định cư Lung Ngọc Hoàng 5,4 ha tại Phân khu dịch vụ hành chính với 198 nền, đủ sức bố trí tái định cư, ngoài ra còn dự phòng cho các hộ dân chưa có nhà ở ổn định. Tại Khu tái định cư, người dân được hưởng lợi từ các công trình phúc lợi xã hội như điện, nước sạch, giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế… Tiếp đó, ngày 21-9-2011, UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt phương án đầu tư xây dựng công trình Quy hoạch đất sản xuất đổi đất, di dời dân từ khu bảo vệ nghiêm ngặt ra khu sản xuất. Trên cơ sở đó, vào quý I năm 2012, Ban Giám đốc Khu BTTN sẽ triển khai dự án quy hoạch khoán đổi đất sản xuất nông nghiệp cho những hộ đang nhận khoán đất của Lâm trường Phương Ninh cũ đã chịu ra ở Khu tái định cư. Dự án khoán đổi đất được quy hoạch khoảng 180 ha tại Phân khu khoa học thực nghiệm, dự kiến vốn đầu tư khoảng 17 tỷ đồng, bao gồm việc san ủi đồng ruộng, đào kênh, phân lô, thí điểm xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao. Song song với đó, Khu bảo tồn lập tờ trình xin chủ trương lập Dự án xây dựng hệ thống cống, đập giữ nước, nạo vét kênh, làm đường mòn, bắc cầu phục vụ tuần tra bảo vệ rừng và PCCCR, phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp của Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp Lương Bằng Thiên cho biết, địa phương đã tổ chức trao quà Tết, mỗi phần trị giá 300 nghìn đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn. Tổng kinh phí ngân sách Nhà nước hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, địa phương còn vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân, nhà hảo tâm được hơn 3.000 phần quà (trị giá mỗi phần từ 200 nghìn đến 400 nghìn đồng) để trao tặng thêm các gia đình chính sách hộ nghèo và cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đối với 75 hộ nghèo trong tổng số hơn 550 hộ dân ở Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, ngoài chế độ được tặng quà Tết theo quy định, Ban giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vận động các nhà hảo tâm để tặng thêm các hộ nghèo này, mỗi phần trị giá 150 nghìn đồng.
Những bức xúc về dân sinh tại Lung Ngọc Hoàng đang được các cấp chính quyền tại tỉnh Hậu Giang khẩn trương giải quyết thấu tình, đạt lý vì mục tiêu an sinh xã hội và bảo vệ rừng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()