Lực lượng vũ trang đối lập ở Cộng hoà Congo tuyên bố ngừng bắn
Ngày 8/1, lực lượng vũ trang đối lập (M23) đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn trước khi vòng đàm phán thứ hai với chính phủ Congo được diễn ra ở Kampala, Uganda.Những người dân Congo phải đi sơ tán vì xung đột sẽ là những người mong chờ nhất vào lộ trình hòa bình ở quốc gia này (Ảnh: IRIN)Tuyên bố này làm tăng hi vọng rằng, cuộc xung đột ở đông Cộng hòa Congo có thể tiến đến một giải pháp hòa bình dưới sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo thuộc khu vực Các Hồ lớn.Thư ký Điều hành của M23 đồng thời là trưởng đoàn đàm phán M23 Francois Rucogoza cho biết, họ sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình cho dù có hay không có sự ký kết thỏa thuận ngừng bắn của chính phủ Congo.Tuy nhiên, phía chính phủ bày tỏ hoài nghi về việc M23 thực hiện tuyên bố ngừng bắn. Theo người phát ngôn của chính phủ, ông Lambert Mende, vòng đàm phán đầu tiên trong tháng 12/2012 nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của nhóm M23 kéo dài 9 tháng qua tại khu vực miền Đông đã...
Ngày 8/1, lực lượng vũ trang đối lập (M23) đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn trước khi vòng đàm phán thứ hai với chính phủ Congo được diễn ra ở Kampala, Uganda.
|
Những người dân Congo phải đi sơ tán vì xung đột sẽ là những người |
Tuyên bố này làm tăng hi vọng rằng, cuộc xung đột ở đông Cộng hòa Congo có thể tiến đến một giải pháp hòa bình dưới sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo thuộc khu vực Các Hồ lớn.
Thư ký Điều hành của M23 đồng thời là trưởng đoàn đàm phán M23 Francois Rucogoza cho biết, họ sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình cho dù có hay không có sự ký kết thỏa thuận ngừng bắn của chính phủ Congo.
Tuy nhiên, phía chính phủ bày tỏ hoài nghi về việc M23 thực hiện tuyên bố ngừng bắn. Theo người phát ngôn của chính phủ, ông Lambert Mende, vòng đàm phán đầu tiên trong tháng 12/2012 nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của nhóm M23 kéo dài 9 tháng qua tại khu vực miền Đông đã không đạt kết quả.
Ngày 9/12, cuộc đàm phán nhằm hướng tới chấm dứt xung đột giữa Chính phủ Congo và lực lượng vũ trang M23 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Kampala của Uganda với khởi đầu được coi là căng thẳng.
Tại cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Raymond Tshibanda đại diện chính phủ Congo cho biết, mặc dù phái đoàn của ông đến tham gia cuộc đàm phán với tinh thần cởi mở nhưng không có nghĩa là thỏa hiệp với những vấn đề được cho là vi phạm Hiến pháp nước này. “Chúng tôi sẽ lắng nghe, chúng tôi sẽ kiên trì thảo luận để tìm kiếm giải pháp nhằm chấm dứt xung đột” – ông Tshibanda khẳng định.
Trong khi đó, đại diện của lực lượng vũ trang M23 – ông Francois Rucogoza lại cho rằng, những khó khăn mà người dân ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải hứng chịu là do sự quản lý, điều hành yếu kém của Chính phủ. Đồng thời ông này cũng cáo buộc Chính phủ Congo là độc đoán.
Lời cáo buộc của đại diện M23 đã khiến cho không khí của cuộc đàm phán thêm căng thẳng. Chính phủ Congo tỏ ra không hài lòng và tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán nếu yêu cầu của Chính phủ không được M23 chấp thuận.
Lực lượng M23 nguyên là lực lượng của người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 2009, song đầu năm 2012 đã đào ngũ với lý do bất đồng về lương bổng và điều kiện sinh hoạt. Cuộc xung đột giữa M23 với chính phủ diễn biến phức tạp khi các nước láng giềng Rwanda và Uganda bị cáo buộc ủng hộ cho lực lượng phiến quân ở Congo. Hai quốc gia này đều phủ nhận cáo buộc.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()