Lựa chọn thời điểm điều hành hạn ngạch để giảm thiểu tác động không mong muốn
Ảnh minh họa: baocongthuong.com.vnThời gian qua, các ngành chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về điều hành hạn ngạch các mặt hàng muối, đường nhằm cân nhắc và lựa chọn thời điểm điều hành thích hợp để giảm thiểu những tác động không mong muốn cho người sản xuất và tiêu dùng. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên thông báo tại cuộc họp báo “Công bố điều hành hạn ngạch thuế quan cho sản phẩm muối, đường" do Bộ Công Thương tổ chức chiều 10/8 tại Hà Nội.Trao đổi với phóng viên về việc kiểm soát hàng nhập lậu, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng: Việc phân giao sản phẩm đường dựa trên cơ sở các đơn hàng và nhu cầu của các nhà máy chế biến thực phẩm, hộ tiêu dùng. Tuy nhiên, để ngăn chặn đường lậu nhập khẩu qua biên giới Tây Nam - vấn đề nhức nhối từ lâu (chủ yếu là do chênh lệch giá), thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với Ban 127 và địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhưng muốn hạn chế tình trạng...
Thời gian qua, các ngành chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về điều hành hạn ngạch các mặt hàng muối, đường nhằm cân nhắc và lựa chọn thời điểm điều hành thích hợp để giảm thiểu những tác động không mong muốn cho người sản xuất và tiêu dùng. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên thông báo tại cuộc họp báo “Công bố điều hành hạn ngạch thuế quan cho sản phẩm muối, đường” do Bộ Công Thương tổ chức chiều 10/8 tại Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên về việc kiểm soát hàng nhập lậu, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng: Việc phân giao sản phẩm đường dựa trên cơ sở các đơn hàng và nhu cầu của các nhà máy chế biến thực phẩm, hộ tiêu dùng. Tuy nhiên, để ngăn chặn đường lậu nhập khẩu qua biên giới Tây Nam – vấn đề nhức nhối từ lâu (chủ yếu là do chênh lệch giá), thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với Ban 127 và địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhưng muốn hạn chế tình trạng nhập lậu cần phải giảm sự chênh lệch giá giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
Liên quan đến cơ chế tại sao không đấu thầu hạn ngạch các mặt hàng mặt hàng đường, muối, thuốc lá điếu, mà phải phân bổ hạn ngạch? Thứ trưởng cho biết: Việt Nam đã tham khảo các cam kết quốc tế, mục tiêu phân giao những mặt hàng này, đối với muối còn 4 đối tượng, với đường thì từ năm 2011 chúng ta đã không nhập khẩu mà chỉ sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thương không thực hiện phân bổ đối với mặt hàng muối để bảo hộ cho các đối tượng sản xuất thực phẩm và can thiệp thị trường. Nhà nước muốn khuyến cáo người dân và doanh nghiệp sử dụng hàng sản xuất trong nước. Nhưng nếu chất lượng muối không đảm bảo thì các thành phẩm khác như nước mắm, bột canh… sẽ không đạt tiêu chuẩn. Do vậy, Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu muối, nhưng phải cam kết đảm bảo chất lượng. Đối với sản xuất, phải ưu tiên số 1 đối với y tế, các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Nếu tổ chức đấu thầu thì nhu cầu có thể bù đắp được nhưng chi phí lại không cho phép, việc đấu thầu chưa phù hợp với quy mô kinh tế trong nước.
Theo bà Phan Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc công bố hạn ngạch thuế quan đã được Bộ Công Thương trao đổi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển thôn, Bộ Tài chính thực hiện theo quy định. Ngày 6/8/2012, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 22 quy định về mặt hàng muối, đường, trứng gia cầm năm 2012. Theo đó, lượng hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 về mặt hàng trứng gà, trứng vịt là 40.000 tá; muối là 102.000 tấn; đường tinh luyện và đường thô là 70.000 tấn. Đồng thời Bộ Công Thưong sẽ phân giao hạn ngạch thuế quan 100.000 tấn muối cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa chất; 2.000 tấn muối tinh khiết cho thương nhân trực tiếp sản xuất thuốc và sản phẩm dược. Phân giao hạn ngạch nhập khẩu thuế quan 50.000 tấn đường tinh luyện cho các thương nhập trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và 20.000 tấn đường thô cho thương nhân sản xuất sản phẩm tiêu dùng.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục nông lâm sản và nghề muối cho hay: Phân theo hạn ngạch thực chất là bảo hộ thị trường trong nước nhưng cũng không để xẩy ra độc quyền. Mặt hàng đường Việt Nam còn non trẻ so với thế giới, việc bảo hộ cũng là góp phần giúp ngành đường trong nước nâng cao sức cạnh tranh. Đến hết tháng 7/2012, Việt Nam mới phân giao hạn ngạch nhưng thực tế mới phân giao được 2.000 tấn cho dược phẩm, đến tháng 9/2012 mới tiếp tục phân giao hạn ngạch còn lại.
Năm nay, ngành đường trong nước sản xuất 1.360 nghìn tấn đảm bảo phục vụ nhu cầu trong nước, trong đó từ mía là 1.060 nghìn tấn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tính cạnh tranh của mặt hàng này còn thấp do giá năm nay giảm từ 1.500-2.000 đồng/kg. Đồng thời, lượng đường tồn kho cũng thấp hơn và nhu cầu tăng giá cũng không có. Tình trạng đường nhập lậu vẫn rất nan giải, hệ thống bán lẻ hình thành chưa chuẩn và chênh lệch giữa bán lẻ với giá nhà máy sản xuất còn quá cao…. |
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()