Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy Long An thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; chú trọng quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy đạt từ 10 đến 15%, các chức danh chủ chốt có hai, ba cán bộ dự nguồn, khắc phục tình trạng hụt hẫng trong công tác cán bộ.Tỉnh ủy Long An tập trung chỉ đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; chọn cán bộ trẻ đưa về cơ sở để đào tạo thực tiễn trong công tác lãnh đạo và quản lý; xóa dần tư tưởng khép kín, cục bộ địa phương. Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ luân chuyển được rèn luyện thử thách qua thực tiễn công tác, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao năng lực điều hành, phong cách lãnh đạo. Các địa phương, đơn vị có cán bộ luân chuyển đến được củng cố, kiện toàn về tổ chức, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, một số cấp...
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy Long An thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; chú trọng quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy đạt từ 10 đến 15%, các chức danh chủ chốt có hai, ba cán bộ dự nguồn, khắc phục tình trạng hụt hẫng trong công tác cán bộ.
Tỉnh ủy Long An tập trung chỉ đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; chọn cán bộ trẻ đưa về cơ sở để đào tạo thực tiễn trong công tác lãnh đạo và quản lý; xóa dần tư tưởng khép kín, cục bộ địa phương. Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ luân chuyển được rèn luyện thử thách qua thực tiễn công tác, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao năng lực điều hành, phong cách lãnh đạo. Các địa phương, đơn vị có cán bộ luân chuyển đến được củng cố, kiện toàn về tổ chức, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về công tác luân chuyển cán bộ, còn biểu hiện tư tưởng cục bộ, khép kín không muốn đưa người khác đến lãnh đạo, quản lý nên tạo sự áp lực lớn cho cán bộ luân chuyển. Việc xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ chưa chặt chẽ, không xác định rõ việc bố trí cán bộ sau luân chuyển, kể cả thời gian luân chuyển. Mặt khác, một số cán bộ luân chuyển chưa sát cơ sở, ngại đụng chạm, thiếu mạnh dạn trong giải quyết công việc, chưa thể hiện trách nhiệm được phân công, còn trông chờ được điều động lên.
Giai đoạn 2011-2020, Long An tập trung xây dựng tiêu chí cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực hiện nhận xét, đánh giá cán bộ hằng năm một cách chặt chẽ, nghiêm túc, công khai, dân chủ; thực hiện phương châm quy hoạch “động” và “mở”, chú trọng quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ vào các chức danh lãnh đạo, quản lý; thực hiện đồng bộ quy hoạch với đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Hằng năm, tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không bảo đảm điều kiện và tiêu chuẩn. Công tác luân chuyển cán bộ trở thành việc làm thường xuyên trong Đảng và trong toàn hệ thống chính trị của tỉnh; làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và trách nhiệm trong cấp ủy Đảng địa phương, đơn vị, nhất là các cấp ủy, chính quyền nơi cử cán bộ đi, nơi tiếp nhận cán bộ và bản thân cán bộ luân chuyển. Thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ luân chuyển, có kiểm tra, đôn đốc, tổ chức họp mặt cán bộ luân chuyển theo định kỳ để trao đổi, rút kinh nghiệm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()