LSO-Từ cuối năm 2003 đến nay, Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (gọi tắt là Dự án khí sinh học – KSH) do Chính phủ Hà Lan tài trợ đã giúp cho nhiều hộ chăn nuôi và nông dân tỉnh ta tiếp cận và hưởng lợi từ tiến bộ công nghệ mới. Những lợi ích về kinh tế, môi trường, sinh hoạt đã được chính những hộ sử dụng khẳng định. Tuy nhiên, trong hơn một năm qua, tiến độ thực hiện của Dự án đã có chiều hướng chậm lại. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào cho Dự án KSH phát triển? Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học giúp cho nhiều hộ chăn nuôi và nông dân tỉnh ta tiếp cận và hưởng lợiQua công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, từ đầu năm 2009, gia đình anh Lương Văn Huy ở thôn Nà Nùng xã Hợp Thành (huyện Cao Lộc) đã quyết định đầu tư 13 triệu đồng xây dựng hầm Biogas có thể tích 18 m3. Kể từ khi...
LSO-Từ cuối năm 2003 đến nay, Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (gọi tắt là Dự án khí sinh học – KSH) do Chính phủ Hà Lan tài trợ đã giúp cho nhiều hộ chăn nuôi và nông dân tỉnh ta tiếp cận và hưởng lợi từ tiến bộ công nghệ mới. Những lợi ích về kinh tế, môi trường, sinh hoạt đã được chính những hộ sử dụng khẳng định. Tuy nhiên, trong hơn một năm qua, tiến độ thực hiện của Dự án đã có chiều hướng chậm lại. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào cho Dự án KSH phát triển?
|
Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học giúp cho nhiều hộ chăn nuôi và nông dân tỉnh ta tiếp cận và hưởng lợi |
Qua công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, từ đầu năm 2009, gia đình anh Lương Văn Huy ở thôn Nà Nùng xã Hợp Thành (huyện Cao Lộc) đã quyết định đầu tư 13 triệu đồng xây dựng hầm Biogas có thể tích 18 m3. Kể từ khi sử dụng hầm Biogas, gia đình anh Huy đã giảm bớt gần một nửa lượng củi đốt hàng ngày, môi trường khu vực chăn nuôi sạch sẽ hơn, những người hàng xóm không còn phàn nàn về mùi ô uế bốc ra từ khu vực chăn nuôi trong gia đình anh Huy. Xử lý toàn bộ chất thải trong chăn nuôi nên hầm Biogas đã giúp giảm thiểu được nguy cơ mầm mống dịch bệnh đe doạ đàn vật nuôi trong gia đình. Sạch sẽ, tiện lợi, giảm bớt lượng củi đốt hàng ngày – đó là những điều mà anh Lương Văn Huy đã khẳng định với chúng tôi. Những năm trước, gia đình anh Huy chỉ nuôi cầm chừng 5 – 6 đầu lợn trong chuồng. Nhưng khi sử dụng hầm Biogas từ năm 2009, gia đình anh luôn duy trì đều 2 lứa nuôi với 10 – 15 đầu lợn/lứa trong chuồng. Như vậy, ngoài nhiều lợi ích thiết thực, hầm Biogas còn giúp cho người nông dân có điều kiện tăng đàn và số lượng vật nuôi trong gia đình… Gia đình Phạm Trọng Đạt – hộ chăn nuôi ở phường Hoàng Văn Thụ (Tp. Lạng Sơn) từ khi sử dụng hầm Biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi, việc bảo vệ đàn lợn vài chục con trong chuồng tỏ ra rất hiệu quả trước nhiều đợt dịch bệnh LMLM, tai xanh đã xảy ra. Ngoài ra, việc đun nấu sinh hoạt, thắp sáng khu vực chăn nuôi hoàn toàn nhờ vào nguồn nhiên liệu Biogas, sử dụng không hết, anh Đạt còn lắp đặt ống chia sang cho gia đình hàng xóm cùng sử dụng đun nấu. Rất nhiều những câu chuyện về tính gắn kết cộng đồng, sự đoàn kết trong thôn xóm đã được thắt chặt chỉ nhờ vào hầm khí Biogas trong chăn nuôi… Những lợi ích về kinh tế, giữ vệ sinh môi trường, tiện dụng trong sinh hoạt đã được chính những người sử dụng hầm Biogas khẳng định. Tuy nhiên, trong hơn một năm qua, tiến độ thực hiện của Dự án đã có chiều hướng chậm lại. Theo ông Lã Văn Lý – Kỹ thuật viên thuộc Văn phòng Dự án KSH tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao. Mặc dù mức hỗ trợ của Dự án đã tăng từ 1 triệu lên 1,2 triệu đồng cho mỗi hầm Biogas, tỉnh đã phải chi ra hàng trăm triệu đồng làm nguồn vốn đối ứng trong việc hỗ trợ, nhưng giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao như hiện nay đã vô hình cản trở người nông dân và các hộ chăn nuôi trong tỉnh ta hưởng lợi tiến bộ công nghệ từ dự án. Cũng theo ông Lý cho biết, những năm trước giá vật liệu xây dựng còn thấp, tuy mức hỗ trợ chỉ là 1 triệu đồng nhưng cũng giảm bớt khoảng 1/4 chi phí đầu tư cho hộ sử dụng. Mặc dù mức hỗ trợ hiện đã tăng lên 1,2 triệu đồng nhưng cũng chỉ tương ứng với khoảng 1/10 chi phí xây dựng hầm Biogas hiện nay.
Theo kế hoạch năm 2011, tỉnh Lạng Sơn sẽ thực hiện xây dựng 150 hầm Biogas trong các hộ chăn nuôi và nông dân. Để thực hiện tốt tiến độ theo kế hoạch và tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi và bà con nông dân hưởng lợi từ Dự án KSH, rất cần các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội ở cơ sở quan tâm hơn nữa việc tạo nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi ích của việc sử dụng hầm Biogas trong chăn nuôi, vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt, vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ đàn vật nuôi trước các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Duy Hà
Ý kiến ()