LSO-Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Lê-nin, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã kết luận “Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó hơn nhiều”. Người đã đề ra những biện pháp cấp bách của giai đoạn cách mạng mới, đó là: chống quan liêu và tham nhũng.Suối Lê-nin ở tỉnh Cao Bằng - Ảnh: Tư liệuVào những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX người đã trăn trở rất nhiều về cải cách bộ máy hành chính. Lê-nin cho rằng tình trạng bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh, nặng nề, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận không rõ ràng, chồng chéo, quá trình cải tổ mang tính hình thức và kém hiệu quả để cho bộ máy nhà nước tỏ ra bất cập, yếu kém là một nguy cơ lớn. Bởi vậy Người yêu cầu: Kiên quyết giảm bộ máy hành chính nhà nước, kiên quyết cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc: “Thà ít mà tốt”. Lúc bấy giờ có tình trạng thừa, trong bộ máy có những con người không biết làm...
LSO-Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Lê-nin, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã kết luận “Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó hơn nhiều”. Người đã đề ra những biện pháp cấp bách của giai đoạn cách mạng mới, đó là: chống quan liêu và tham nhũng.
|
Suối Lê-nin ở tỉnh Cao Bằng – Ảnh: T ư liệu |
Vào những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX người đã trăn trở rất nhiều về cải cách bộ máy hành chính. Lê-nin cho rằng tình trạng bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh, nặng nề, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận không rõ ràng, chồng chéo, quá trình cải tổ mang tính hình thức và kém hiệu quả để cho bộ máy nhà nước tỏ ra bất cập, yếu kém là một nguy cơ lớn. Bởi vậy Người yêu cầu: Kiên quyết giảm bộ máy hành chính nhà nước, kiên quyết cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc: “Thà ít mà tốt”. Lúc bấy giờ có tình trạng thừa, trong bộ máy có những con người không biết làm gì khiến cho bộ máy không thể hoạt động có hiệu quả, nhưng lại thiếu rất nhiều người thành thạo việc quản lý nhà nước. Lê-nin đòi hỏi đưa vào bộ máy nhà nước, trước hết “những công nhân tiên tiến và sau nữa những phần tử có học thức và người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tìm một lời nào, không nói một lời nào trái với lương tâm họ” (Lê-nin – Toàn tập 145- trang 444-445). Phải học cách quản lý nhà nước của các nước tư bản. Lê-nin đặt vấn đề đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu hết sức gắt gao. Người nói: “Từ bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đối với đời sống xã hội, chúng ta thực hành tiết kiệm tột bậc trong bộ máy nhà nước chúng ta. Chỉ có làm bộ máy chúng ta trong sạch đến tột mức, chỉ có giảm bớt tối đa tất cả những cái tuyệt đối không cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”. Biện pháp này do Lê-nin đề ra để chống tệ quan liêu, lãng phí.
Lê-nin cho rằng nếu còn hối lộ được thì không thể nói đến chính trị được, càng không thể nói đến làm chính trị, vì mọi biện pháp sẽ đều treo lơ lửng trên không hoàn toàn không mang lại kết quả gì. Một đạo luật chỉ có thể đưa lại kết quả xấu hơn nếu trên thực tiễn nó được áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn dung thứ và đang thịnh hành (Lê-nin-toàn tập-144 trang 218). Người yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp quan liêu và tham nhũng để giữ vững trật tự, kỷ cương phép nước. Xử lý không nghiêm không chỉ làm cho các chính sách, pháp luật không thể thâm nhập vào cuộc sống, biến động lực thực tế của hàng triệu con người mà còn là nguồn gốc sâu xa khơi dậy, nuôi dưỡng, làm tăng thêm nỗi bất bình, âm ỷ trong nhân dân, làm xói mòn lòng tin, làm tổn thương đến mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân và nhà nước, giữa quần chúng với đảng cầm quyền. Nó càng dễ dàng bị kẻ thù lợi dụng để kích động, phá hoại sự nghiệp cách mạng. Để răn đe nạn hối lộ, tham nhũng, Người đã cảnh báo: “Sống xa hoa trong khi nhân dân đang thiếu thốn là một tội lớn”. Người cũng nói: “Người cộng sản nếu không tự bôi nhọ mình thì không ai có thể hạ thấp uy tín của họ. Mỗi ngày nếu cán bộ đảng viên kiên trì làm lấy một việc để khắc phục hạn chế, xóa bỏ bệnh tật và các tệ nạn xã hội để nâng cao uy tín cộng sản thì sẽ là sức mạnh để tập hợp quần chúng đi theo Đảng, làm cho Đảng, bảo vệ Đảng”.
Đến hôm nay những lời giáo huấn của Người vẫn hiện thực và sống động, sẽ mãi mãi trường tồn trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hoàng Quang Hiểu
Ý kiến ()