LSO-Hiếm khi một xã ngay cạnh quốc lộ, thuận như xã Lợi Bác huyện Lộc Bình lại là xã vùng III. Vùng III ở đây không phải là sự xa xôi cách trở mà là cái nghèo. Sát đường 4B nhưng Lợi Bác đang đánh mất dần lợi thế, và như thế rất dễ bị bỏ lại bên lề cuộc tăng tốc.Cán bộ xã Lợi Bác rà soát danh sách hộ nghèoChị Chu Thị Duyên, Phó Chủ tịch UBND xã còn rất trẻ tâm sự về xã mình với một giọng buồn buồn: anh ạ khó có ai tin xã em ngay cạnh đường mà lại là xã vùng III. Xưa nói đến vùng III, người ta nghĩ ngay đó là xã xa lắc xa lơ. Đằng này, ngay đường, sát với Cụm công nghiệp Na Dương trong tương lai mà xã vẫn nghèo, nhiều lúc làm cán bộ cũng thấy tủi thân. Lời bộc bạch của chị Duyên xem ra có lý. Là một xã phía Đông cuối huyện Lộc Bình, Lợi Bác có 12 thôn với 2.700 nhân khẩu. Cái khó ở đây là địa hình xã xòe ra như dẻ quạt, sát vào tận Sơn Dương, Ái...
LSO-Hiếm khi một xã ngay cạnh quốc lộ, thuận như xã Lợi Bác huyện Lộc Bình lại là xã vùng III. Vùng III ở đây không phải là sự xa xôi cách trở mà là cái nghèo. Sát đường 4B nhưng Lợi Bác đang đánh mất dần lợi thế, và như thế rất dễ bị bỏ lại bên lề cuộc tăng tốc.
|
Cán bộ xã Lợi Bác rà soát danh sách hộ nghèo |
Chị Chu Thị Duyên, Phó Chủ tịch UBND xã còn rất trẻ tâm sự về xã mình với một giọng buồn buồn: anh ạ khó có ai tin xã em ngay cạnh đường mà lại là xã vùng III. Xưa nói đến vùng III, người ta nghĩ ngay đó là xã xa lắc xa lơ. Đằng này, ngay đường, sát với Cụm công nghiệp Na Dương trong tương lai mà xã vẫn nghèo, nhiều lúc làm cán bộ cũng thấy tủi thân. Lời bộc bạch của chị Duyên xem ra có lý.
Là một xã phía Đông cuối huyện Lộc Bình, Lợi Bác có 12 thôn với 2.700 nhân khẩu. Cái khó ở đây là địa hình xã xòe ra như dẻ quạt, sát vào tận Sơn Dương, Ái Quốc giáp Đình Lập, xa thế, vòng vo là thế nên tất cả những gì làm ra đều phải dồn vào đôi chân. Đường nhiều nơi còn chưa thông thôn bản, mùa mưa gần như mỗi thôn thành một hòn đảo tách biệt, vì thế những gì Lợi Bác làm ra phải dồn vào làm đường. Ngặt nỗi trời thì như muốn thử lòng người vì vậy những con đường sau trận mưa lại lở sạt thành ra khó khăn dồn lên thêm cả đôi vai. Nếu nói giàu hai con mắt khó hai bàn tay thì người Lợi Bác còn phải thêm cả đôi chân và đôi vai vào nữa, vì chỉ có mỗi đôi chân mới giúp họ chống chọi lại nơi không xa “đường tàu” nhưng đầy khó khăn này.
Việc đầu tiên phải nói ở Lợi Bác là rừng, rừng ở đây bạt ngàn, núi cũng thế, trong câu chuyện vui với anh Ma Văn Thi, Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi đã đùa hình như ở đây mọi cái đều thiếu, chỉ mỗi núi là thừa, nhưng hầu như rừng còn chưa có bàn tay khai phá của con người. Có rừng đấy, ai cũng nhớ, biết rừng là vàng đấy, nhưng ở đây chưa có điều kiện để khai thác, tính đất lâm nghiệp có rừng xã đã trồng được trên 700 ha thông.
Đứng ở Uỷ ban xã nhìn ra những cây thông cũng đã tầm hơn một cây sào, có lẽ đấy là những tài sản nhìn thấy của xã. Thấy chúng tôi để ý nói về giá cả những cân nhựa thông bán ở thị trấn, anh Thi phân trần: “Chú ạ, có rừng ai cũng tưởng là bán được nhưng toàn rừng dự án, họ chưa cho khai thác vì thế không phải thấy gỗ lên là bán được đâu”. Người Lợi Bác mấy năm nay cũng đã biết giá trị của rừng, phong trào trồng rừng cũng khá, nhưng đã là hơi muộn, nhẽ ra lúc này phải có gỗ bán mới phải. Tiếng là có rừng, nhưng chưa thu được gì đáng kể từ rừng. Nông nghiệp cũng khá bấp bênh. Tiếng là có hồ Nà Cáy, Bản Chành nhưng chỗ thì úng, chỗ cao thì hạn.
Tổng diện tích lúa trên 180 ha nhưng năng suất lúa không ổn định tính trung bình năng suất chỉ đạt 38 tạ 1 ha, vì thế tỷ lệ nghèo vẫn còn chiếm tới 66,7%. Đã vậy dịch bệnh, trâu bò chết rét cứ liên miên, năm cao điểm nhất có tới 372 con trâu bò bị chết rét. Trong cái khó vẫn cứ phải đi lên, anh Thi tâm sự, nhiều lúc họp ai cũng phát biểu, đầu tư vào giáo dục coi đó là con đường thoát nghèo, ý tưởng thì tốt nhưng thực hiện khó quá. Nói đơn giản, gần đường như Nà Mu, Nà Sản cũng còn khó khăn, vào Khuổi Tà còn khó gấp chục lần. Thôn có đến gần 100% hộ nghèo, ăn còn khó thì việc học tốt sao được. Khi tôi ngỏ ý muốn vào Khuổi Tà thì anh ngăn lại: “Xa lắm chú ạ, đường mưa khó không đi được đâu”.
Thực hiện Chương trình 135 xã ưu tiên đầu tư vào giáo dục nhưng trường lớp chưa được là bao, trường ngay sát trụ sở UBND xã học sinh vẫn phải đi học nhờ nhà của Lâm trường Lộc Bình. May năm nay Công an tỉnh hỗ trợ một nhà bán trú, nếu không học sinh lại phải đi ở nhờ. Cái khó cứ chồng lên cái khó. Cũng có lúc Lợi Bác huy động người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng người dân cũng chưa mạnh dạn và mặn mà, gần đường nhưng chưa phát huy được thế mạnh, thôn xa thì quá xa, có khi mang sản phẩm đến trung tâm xã khó họ không đủ can đảm để đi nốt quãng đường còn lại. Vì vậy so với các xã trong toàn huyện, Lợi Bác đứng vào tốp cuối, ngày càng bị bỏ xa. Theo anh Thi, cái khó nhất là nhận thức của người dân và quan trọng hơn là cần một cú hích để phát triển. Cú hích ấy đang dồn hết vào Chương trình 135.
Chia tay Lợi Bác, một điều rất dễ nhận thấy là những công trình 135 cho xã còn đang dang dở với một xã rộng thì chỉ 135 không thôi chưa đủ mà cần huy động thêm nhiều nguồn lực. Đầu tư vào con đường là đúng nhưng còn nhiều thứ khác cũng cần. Cần nhất là sự thay đổi trong tư duy mỗi người dân, phát huy cái quý là rừng vốn đang là thế mạnh ở Lợi Bác, sau nữa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát huy lợi thế cận quốc lộ tạo ra những sản phẩm hàng hoá phục vụ Cụm công nghiệp Na Dương, kết hợp giữa cái trước mắt và lâu dài thì mới có thể bứt phá đi lên. Còn hiện nay, Lợi Bác còn phải chịu quá nhiều thiệt thòi khi chỉ biết trông vào đôi chân, và đôi vai để tăng tốc.
Đông Bắc
Ý kiến ()