Lộc Ninh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Cán bộ nông nghiệp huyện Lộc Ninh hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân xã Lộc Thiện. Nhiều năm qua, huyện miền núi, biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) luôn xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược.Đảng bộ huyện Lộc Ninh hiện có 57 cơ sở đảng với 212 chi bộ trực thuộc và 1.758 đảng viên, có 2.308 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện là 1.977 người, cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có 331 người. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ văn hóa THPT, chuyên môn từ trung cấp trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, tuổi đời bình quân tương đối trẻ, bảo đảm tính kế thừa, phát triển.Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lộc Ninh Nguyễn Tiến Cường cho biết: Hằng năm, Huyện ủy đều xây dựng kế hoạch đào tạo và cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở. Hai năm...
|
Đảng bộ huyện Lộc Ninh hiện có 57 cơ sở đảng với 212 chi bộ trực thuộc và 1.758 đảng viên, có 2.308 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện là 1.977 người, cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có 331 người. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ văn hóa THPT, chuyên môn từ trung cấp trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, tuổi đời bình quân tương đối trẻ, bảo đảm tính kế thừa, phát triển.
Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lộc Ninh Nguyễn Tiến Cường cho biết: Hằng năm, Huyện ủy đều xây dựng kế hoạch đào tạo và cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở. Hai năm qua, hàng nghìn lượt cán bộ chủ chốt được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh. Ngoài các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo quy định chung của tỉnh, huyện có chính sách hỗ trợ phù hợp cho từng học viên. Đồng thời, các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm, động viên cán bộ, công chức tham gia học tập để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Lộc Ninh Nguyễn Đức Thử cho biết: Cùng với triển khai thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Huyện ủy tập trung chỉ đạo làm tốt việc xem xét, đánh giá, sắp xếp, bố trí lại một số vị trí công tác trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng và quản lý cán bộ, luân chuyển cán bộ theo hướng bảo đảm phát huy hiệu quả công tác cao nhất. Do vậy, số đông cán bộ, đảng viên, công chức đều phát huy tốt vai trò trách nhiệm, năng lực, sở trường, tận tụy với công việc, gắn bó với nhân dân, giúp nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, bảo đảm trật tự xã hội trên địa bàn. Qua thực tiễn ấy, nhiều cán bộ, đảng viên được các cấp ủy xem xét, bố trí, giao việc và đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí, chức danh chủ chốt.
Trong điều kiện khó khăn của huyện miền núi, biên giới, song những năm qua, Lộc Ninh đã có đội ngũ cán bộ phát triển nhanh, cả về số lượng và chất lượng. Theo Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh Nguyễn Thanh Vân, có được kết quả này là bởi trước đó, Lộc Ninh đã làm tốt việc nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị ở các cấp về vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn, Lộc Ninh vẫn thiếu cán bộ, công chức và lao động có trình độ cao, nhất là ở cơ sở. Nhiều cán bộ yếu về ngoại ngữ, tin học, quản lý kinh tế, một số cán bộ còn thiếu rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Cũng theo đồng chí Nguyễn Thanh Vân, để khắc phục những hạn chế này, Lộc Ninh tiếp tục tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, là những cán bộ, đảng viên, công chức có thành tích xuất sắc trong công tác; ưu tiên đào tạo con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ; thực hiện luân chuyển cán bộ theo hướng đã được quy hoạch và đào tạo để cán bộ tiếp cận, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn. Đồng thời, chỉ đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ đạt chuẩn và nằm trong quy hoạch, hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Cùng với đó, triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực như dịch vụ, công nghiệp, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, dần hình thành một đội ngũ người lao động có trình độ cao, tham gia phát triển kinh tế – xã hội đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()