Lộc Ninh đầu tư cho trạm y tế tuyến xã
Trạm y tế xã Lộc Hưng với 12 phòng chức năng và trang thiết bị khá tốt, đủ điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương. Là huyện biên giới, miền núi, còn nhiều khó khăn, những năm qua, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước vẫn tập trung sức người, sức của xây dựng các trạm y tế xã đạt chuẩn, khám, chữa bệnh kịp thời cho người dân, hạn chế chuyển lên bệnh viện tuyến trên.Tiếp chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Đức Châu, Giám đốc Trung tâm y tế -người bỏ phố lên huyện Lộc Ninh, từ năm 1992, tự hào nói: Cả 16 xã, thị trấn trên địa bàn đã phủ kín trạm y tế, với 125 nhân viên, trong đó có bảy bác sĩ đa khoa, tăng gấp hai lần so với năm 2005, trong đó có 15 trạm đạt chuẩn. Số trạm còn lại sẽ đạt chuẩn vào năm 2012.Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết tại các trạm y tế có bác sĩ, đều được trang bị máy siêu âm, điện tim và tủ thuốc đủ khả năng xử lý các ca bệnh khó. Tất cả trẻ em dưới 6 tuổi đều...
Trạm y tế xã Lộc Hưng với 12 phòng chức năng và trang thiết bị khá tốt, đủ điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương. |
Tiếp chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Đức Châu, Giám đốc Trung tâm y tế -người bỏ phố lên huyện Lộc Ninh, từ năm 1992, tự hào nói: Cả 16 xã, thị trấn trên địa bàn đã phủ kín trạm y tế, với 125 nhân viên, trong đó có bảy bác sĩ đa khoa, tăng gấp hai lần so với năm 2005, trong đó có 15 trạm đạt chuẩn. Số trạm còn lại sẽ đạt chuẩn vào năm 2012.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết tại các trạm y tế có bác sĩ, đều được trang bị máy siêu âm, điện tim và tủ thuốc đủ khả năng xử lý các ca bệnh khó. Tất cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã. Các hộ nghèo, gia đình chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế và thường xuyên được chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc miễn phí. Năm 2011, các trạm y tế xã đã khám, chữa bệnh cho hơn 200 nghìn người; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình được triển khai đồng bộ, liên tục, nhờ đó tỷ lệ sinh con thứ ba giảm.
Dẫn chúng tôi đi thăm cơ ngơi Trạm Y tế xã Lộc Hưng, Trưởng trạm y tế, bác sĩ Nguyễn Thị Lương cho biết: Với 12 phòng chức năng, máy móc khá hiện đại và sáu y tá, y sĩ và lượng thuốc men đầy đủ, trạm hoàn toàn đủ sức khám, điều trị các bệnh thông thường, kể cả bảo hiểm y tế cho nhân dân địa phương. Ngoài ra, trạm còn có y sĩ đông y sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn miễn phí để bà con biết và sử dụng hiệu quả cây thuốc nam có sẵn chung quanh nhà, phòng, chống các bệnh thông thường.
Y sĩ sản nhi Nguyễn Thị Thủy, Trưởng Trạm Y tế xã Lộc Thái, có 20 năm gắn bó với nghề, khoe với chúng tôi rằng, huyện Lộc Ninh đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để nâng cấp 11 phòng, với trang thiết bị mới, năm 2012 đủ sức khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là trẻ em, cán bộ hưu trí, phụ nữ trong xã.
Theo đồng chí Hoàng Nhật Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh, với hơn 100 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Cam-pu-chia, kinh tế còn khó khăn, số người dân tộc thiểu số là người XTiêng, Châu Ro, Châu Mạ… đông, lại ở trên diện rộng. Tuy nhiên, Lộc Ninh vẫn xác định ưu tiên xây dựng, hoàn thiện hệ thống trạm y tế đạt chuẩn; vừa đào tạo, vừa thu hút các y sĩ, bác sĩ về xã vùng sâu biên giới, xã khó khăn.
Chỉ trong sáu năm (2005-2011) địa phương đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng xây dựng các trạm y tế đạt chuẩn, mua thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt ưu tiên đầu tư vào con người như: trợ cấp khó khăn cho cán bộ làm công tác y tế; cử 13 nhân viên y tế học lên bác sĩ và thường xuyên gửi cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, hoặc trực tiếp làm việc một thời gian ở tuyến viện cấp trên để tiếp thu kỹ thuật mới, nâng cao tay nghề. Cứ đà này vài năm nữa, cả 16 trạm y tế cấp xã, thị trấn đều có bác sĩ, trang thiết bị hiện đại, đủ sức khám, điều trị bệnh tại chỗ, để người dân yên tâm lao động, sản xuất.
Theo bác sĩ Cao Thị Hải, dù hầu hết các trạm y tế trên địa bàn đạt chuẩn, nhưng đời sống của những người làm công tác y tế còn khó khăn. Cơ chế, chính sách đối với bác sĩ trẻ, có tay nghề cao về vùng sâu, xã biên giới như Lộc Ninh còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, nếu bác sĩ là người địa phương thì không được hưởng trợ cấp 500 nghìn đồng/tháng; tiền trực thấp, chỉ 10 nghìn đồng/ngày; cơ chế ưu đãi ngành cũng chỉ tăng 20-25% lương, không đủ chi phí đi lại. Chỉ 4/15 xã là bác sĩ được hưởng 70% phụ cấp cũng là yếu tố cản trở thu hút nhân lực y tế.
Tại các trạm y tế tuyến xã, cán bộ y tế vừa mỏng, lại kiêm nhiệm nhiều chương trình y tế quốc gia, cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Thiếu phương tiện vận chuyển cấp cứu, trang thiết bị máy móc chưa đáp ứng được công tác chuyên môn. Mặt khác, do kinh phí hoạt động hạn hẹp, do đó công tác tuyên truyền và triển khai các dịch vụ y tế cộng đồng, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số chưa đạt hiệu quả cao.
Để công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được tốt, nhất là các xã vùng sâu, vùng biên giới như huyện Lộc Ninh, Nhà nước, tỉnh Bình Phước cần có chính sách đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()