LSO-Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 14/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện trong tình hình mới”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở huyện Lộc Bình luôn quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực.Sôi nổi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình)Ông Triệu Xuân Nguyệt, Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH gắn với củng cố quốc phòng – an ninh vùng biên giới. Huyện tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ xây dựng vùng biên giới vững mạnh,...
LSO-Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 14/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện trong tình hình mới”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở huyện Lộc Bình luôn quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực.
|
Sôi nổi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình) |
Ông Triệu Xuân Nguyệt, Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH gắn với củng cố quốc phòng – an ninh vùng biên giới. Huyện tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ xây dựng vùng biên giới vững mạnh, toàn diện, gắn với phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng – an ninh.
Từ năm 2006 đến nay, đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đã phối hợp với các chi, đảng bộ cơ sở tổ chức được gần 590 buổi nói chuyện thời sự với trên 48.100 lượt người nghe. Do thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đoàn kết trong đảng, sự đồng thuận trong xã hội không ngừng được củng cố, tăng cường, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, quản lý điều hành của các cấp chính quyền. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các tổ chức đoàn thể được củng cố, hoạt động có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, 5 năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện khảo sát, lập các dự án, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH của Chính phủ như: Quyết định 120,134, Chương trình 135 giai đoạn II, tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân yên tâm bám trụ nơi biên giới. Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc đẩy mạnh phát triển KT-XH, nhất là các xã, các thôn bản giáp biên. Nền kinh tế của huyện thường xuyên duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 10,12%; sản lượng lương thực có hạt tăng 8,1% so với năm 2005, bình quân lương thực đầu người đạt 505 kg/người/năm. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm từ 12.500-13.000 ha. Diện tích trồng rừng mới được trên 8.000 ha, nâng độ che phủ rừng lên 49%. Thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, tăng bình quân hàng năm 20-30%.
Cùng với đó, việc đầu tư phát triển, nâng cấp hạ tầng KT-XH được chú trọng, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện diện mạo nông thôn, đô thị, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma được bố trí nguồn vốn đầu tư theo Quyết định 748 của Chính phủ, công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được hoàn thiện. Các Chương trình 135,120,134…đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ nhà ở, sản xuất…được triển khai thực hiện có hiệu quả với tổng vốn đầu tư từ ngân sách do huyện quản lý là 140 tỷ đồng.
Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn 4 xã biên giới của huyện đã rà phá bom, mìn, vật cản được 166,66ha, giúp nhân dân các xã biên giới có thêm diện tích canh tác, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Đến nay, 100% thôn, bản giáp biên giới ký cam kết nhận đoạn biên giới, cột mốc, phối hợp với bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ. Từng hộ gia đình ký cam kết tích cực bám ruộng, vườn, đồi rừng sản xuất, kết hợp bảo vệ đoạn biên giới, cột mốc được giao. Công tác đối ngoại được chú trọng, thực hiện đúng đường lối, chính sách, nguyên tắc ngoại giao của Đảng và nhà nước.
Lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện Lộc Bình có nhiều chuyển biến tiến bộ, chất lượng dạy và học, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao. Quốc phòng an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ được củng cố vững chắc.
Minh Thảo
Ý kiến ()