LSO-Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã phát huy hiệu quả trong dân, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện Lộc Bình. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đó, Ngân hàng Chính sách huyện đang tập trung thực hiện các giải pháp tuyên truyền, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn, củng cố các điểm giao dịch… trên địa bàn.Làng quê xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình - Ảnh: Thanh SơnTính đến hết tháng 5/2011, tổng dư nợ vốn trên địa bàn huyện Lộc Bình đạt trên 109 tỷ đồng, với hơn 8 nghìn hộ sử dụng vốn. Trong những năm qua, nguồn vốn đã thực sự có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá xã hội và nâng cao mức sống của người dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Để có được kết quả đó, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác phối hợp với các tổ chức hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của các điểm giao dịch, các tổ tiết...
LSO-Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã phát huy hiệu quả trong dân, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện Lộc Bình. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đó, Ngân hàng Chính sách huyện đang tập trung thực hiện các giải pháp tuyên truyền, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn, củng cố các điểm giao dịch… trên địa bàn.
|
Làng quê xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình – Ảnh: Thanh Sơn |
Tính đến hết tháng 5/2011, tổng dư nợ vốn trên địa bàn huyện Lộc Bình đạt trên 109 tỷ đồng, với hơn 8 nghìn hộ sử dụng vốn. Trong những năm qua, nguồn vốn đã thực sự có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá xã hội và nâng cao mức sống của người dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Để có được kết quả đó, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác phối hợp với các tổ chức hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của các điểm giao dịch, các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở. Tuy nhiên, do địa bàn huyện rộng, có tới 29 xã, thị trấn, trong đó lại có nhiều xã đường giao thông đi lại rất khó khăn như Xuân Dương, Ái Quốc, Tam Gia, Tĩnh Bắc, nhận thức cũng như mức sống của người dân nơi đây còn thấp và không đồng đều. Mặt khác, nguyên nhân còn từ chính quyền, các tổ chức hội ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý và sử dụng vốn… Những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các chương trình tín dụng trên địa bàn. Vì vậy, bên cạnh hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội, công tác cho vay, quản lý vốn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Việc lưu giữ hồ sơ của các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định, thu nợ, thu lãi đạt thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tăng… Trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ thu lãi chỉ đạt 90%, lãi tồn đọng đến hơn một tỷ đồng, nợ quá hạn 611 triệu đồng, tăng 16,4 triệu đồng so với đầu năm và đang có xu hướng tăng cao. Trước tình hình đó, Ngân hàng Chính sách huyện Lộc Bình đã khẩn trương triển khai, thực hiện tích cực các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng cường quản lý vốn từ cơ sở. Ngân hàng chủ động phối hợp chặt chẽ với tổ chức hội và Ban giảm nghèo các xã, thị trấn, tiếp tục triển khai cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu, kế hoạch giao nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của nhân dân. Trong công tác tuyên truyền, bên cạnh tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt của tổ chức chính trị xã hội, đội ngũ cán bộ ngân hàng phải tăng cường thâm nhập cơ sở để trực tiếp tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính sách vốn ưu đãi và nắm tình hình sử dụng vốn của các hộ vay. Đối với các điểm giao dịch, các tổ tiết kiệm và vay vốn, ngân hàng rà soát củng cố và kiện toàn các tổ còn yếu kém, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn; duy trì nghiêm túc lịch giao dịch tại các xã, thị trấn, duy trì họp giao ban định kì với các tổ chức chính trị xã hội để đánh giá chất lượng uỷ thác cho vay, có những biện pháp xử lý những vướng mắc, khó khăn phát sinh một cách kịp thời. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, ngoài sự nỗ lực của Ngân hàng, còn đòi hỏi các tổ chức hội thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn theo kế hoạch, kiểm tra sổ sách theo dõi nguồn vốn của các tổ, tổ chức đối chiếu đến từng hộ vay bị xâm tiêu, hoặc nghi ngờ bị xâm tiêu… Đồng thời, tích cực chỉ đạo các tổ chức hội cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, chấp hành đầy đủ lịch giao ban hàng tháng. Trong đó, các tổ tiết kiệm và vay vốn phải tích cực động viên, đôn đốc thu lãi, thu nợ đến kì, kiên quyết xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ khó đòi, lãi tồn đọng.
Thực hiện những giải pháp đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Bình đang nỗ lực, phấn đấu giảm tỷ lệ lãi tồn đọng, giảm nợ quá hạn… và quản lý tốt nguồn vốn trong những tháng cuối năm. Qua đó, đảm bảo nguồn vốn cho vay quay vòng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, giúp người dân cải thiện, nâng cao đời sống.
Lâm Như
Ý kiến ()