LSO-Trong sản xuất nông nghiệp, Lạng Sơn có nhiều thế mạnh với các loại cây đặc sản, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, có một đặc điểm cơ bản là sản xuất hàng hóa còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Phân tích hạn chế này, từ năm 2007, Lộc Bình đã triển khai xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.Phát triển hạ tầng giao thông tại xã Cao Lâu (Cao Lộc)Trong sản xuất nông nghiệp, Lộc Bình vẫn được coi là một trong những “cái nôi” của chuyển dịch. Địa phương đã đi đầu trong việc phát triển các loại cây mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, dưa hấu, thuốc lá…Tuy nhiên, trên thực tế, các loại cây này vẫn chỉ phát triển một cách manh mún, nhỏ lẻ và không bền vững. Đến tháng 9/2007, Huyện ủy Lộc Bình đã xây dựng và ban hành đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông lâm sản tập trung giai đoạn 2007-2010. Đây được coi...
LSO-Trong sản xuất nông nghiệp, Lạng Sơn có nhiều thế mạnh với các loại cây đặc sản, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, có một đặc điểm cơ bản là sản xuất hàng hóa còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Phân tích hạn chế này, từ năm 2007, Lộc Bình đã triển khai xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.
|
Phát triển hạ tầng giao thông tại xã Cao Lâu (Cao Lộc) |
Trong sản xuất nông nghiệp, Lộc Bình vẫn được coi là một trong những “cái nôi” của chuyển dịch. Địa phương đã đi đầu trong việc phát triển các loại cây mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, dưa hấu, thuốc lá…Tuy nhiên, trên thực tế, các loại cây này vẫn chỉ phát triển một cách manh mún, nhỏ lẻ và không bền vững. Đến tháng 9/2007, Huyện ủy Lộc Bình đã xây dựng và ban hành đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông lâm sản tập trung giai đoạn 2007-2010. Đây được coi là “cú hích” mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất trên địa bàn. Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Triển khai thực hiện đề án, UBND huyện đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai tới các cơ quan, ban ngành của huyện và cấp ủy, chính quyền các cơ sở về tổ chức thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành đối với chỉ tiêu, nhiệm vụ được được giao hàng năm. Một mặt Lộc Bình sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước, mặt khác huy động tối đa nội lực từ nhân dân để xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng được củng cố, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân. Từ năm 2007 đến nay đã xây dựng được trên 80 mô hình trình diễn các loại giống mới và trên 500 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho nông dân. Cùng với đó là tổ chức cho nông dân tham quan, học tập áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, có sự gắn kết giữa các đơn vị nghiên cứu với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thường xuyên thông tin về giá cả thị trường cho nông dân. Trong khi đó, UBND huyện và các xã trên địa bàn cũng rất tích cực trong việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân trên địa bàn để tăng hiệu quả kinh tế và tạo sự bền vững cho phát triển sản xuất. Đồng thời các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp đã đảm bảo tốt nguồn cung cho sản xuất. Từ năm 2007 đến nay, gần 700 nghìn tấn giống và phân bón các loại đảm bảo chất lượng đã được cung ứng tới tay người nông dân.
|
Một cơ sở bán hàng nông cụ ở thị trấn Lộc Bình Ảnh: Thế Bảo |
Chỉ sau 1 năm triển khai thực hiện đề án, năm 2008, với công thức luân canh 2 màu 1 lúa và mô hình sản xuất cây khoai tây trên đất 2 vụ lúa…Lộc Bình đã xuất hiện những cánh đồng cho hiệu quả kinh tế trên 100 triệu đồng/ha/năm. Bắt đầu xuất hiện những doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn như phát triển ớt xuất khẩu. Nếu như ở thời điểm trước khi thực hiện đề án, năm 2007, cây công nghiệp ngắn ngày giảm đến mức thấp nhất chỉ còn 314ha, thì đến nay cây công nghiệp ngắn ngày đã hình thành vùng sản xuất tập trung tại Đông Quan, Sàn Viên, Khuất Xá, Tú Đoạn với diện tích lên đến gần 1.000ha; vùng sản xuất cây thực phẩm với loại cây chủ lực là khoai tây tập trung tại Đồng Bục, Xuân Mãn, Hữu Khánh, Tú Mịch, Xuân Lễ…với diện tích trên 800ha, cơ cấu giống có sự chuyển biến mạnh mẽ từ giống trôi nổi trên thị trường sang giống khoai tây sạch bệnh và bước đầu được bao tiêu sản phẩm. Trong lâm nghiệp hình thành vùng sản xuất gỗ nguyên liệu và nhựa thông với sản lượng trong vòng 3 năm trở lại đây đạt trên 24.000m3 gỗ tròn và 2.260 tấn nhựa thông.
Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quát, lãnh đạo UBND huyện cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu tố còn thiếu bền vững, đặc biệt là chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, gắn vùng sản xuất với công nghệ bảo quản, chế biến… Phân tích rõ những hạn chế đó, Lộc Bình đã và đang tiếp tục triển khai các giải pháp xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong giai đoạn tiếp theo, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, đó cũng chính là động lực quan trọng để địa phương xây dựng nông thôn mới.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()