LSO-Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.Hội nghị tập huấn công tác dân vận cho cán bộNhững năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Ban Dân vận Huyện ủy Lộc Bình đã phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các ngành, đoàn thể cùng sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và sự cố gắng nỗ lực của những người làm công tác dân vận đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác vận động quần chúng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác dân vận trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế, đó là: nhận thức về vị trí vai trò của công tác dân vận...
LSO-Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.
|
Hội nghị tập huấn công tác dân vận cho cán bộ |
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Ban Dân vận Huyện ủy Lộc Bình đã phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các ngành, đoàn thể cùng sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và sự cố gắng nỗ lực của những người làm công tác dân vận đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác vận động quần chúng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác dân vận trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế, đó là: nhận thức về vị trí vai trò của công tác dân vận ở một số cấp uỷ, chính quyền nhất là ở cơ sở chưa đầy đủ, chưa thực sự quan tâm tới công tác dân vận. Một số cán bộ chính quyền và công chức nhà nước chưa nhận thức đúng về trách nhiệm làm công tác dân vận, trách nhiệm phục vụ nhân dân. Chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận ở một số nơi còn yếu. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo được các vấn đề có liên quan tới tình hình nhân dân. Phương thức và nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chưa đa dạng, tỷ lệ thu hút và tập hợp quần chúng vào các đoàn thể ở khu vực ngoài quốc doanh, vùng dân tộc, vùng tôn giáo còn thấp…
Trước thực tế đó, căn cứ Quyết định số 290-QĐ/T.W ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Ban Dân vận Huyện ủy Lộc Bình đã dựa trên tình hình thực tế của địa phương, tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện vào tháng 12/ 2010. Được biết, Lộc Bình là đơn vị đầu tiên trong số 11 huyện, thành phố tiến hành xây dựng, ban hành quy chế này. Bản Quy chế gồm 4 chương với 32 điều khoản xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của Đảng, các cơ quan, tổ chức đảng; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước; của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thực hiện công tác dân vận; phương thức thực hiện một số nội dung công tác dân vận và chế độ thông tin, báo cáo; về phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dân vận; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị triển khai thực hiện Quy chế. Trao đổi với chúng tôi, ông Lô Văn Thuận, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lộc Bình cho biết: “Trước đây, khi chưa có quyết định ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị thì phần đông vẫn làm dân vận, tuy nhiên có cách hiểu công tác dân vận chủ yếu là của Ban Dân vận, nay ban hành Quy chế trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của Đảng, cơ quan nhà nước, MTTQ và các đoàn thể, căn cứ vào đó việc làm công tác dân vận sẽ đi vào nền nếp và hiệu quả hơn trước”. Chính vì vậy, sau khi ban hành Quy chế, Ban Dân vận huyện đã tiến hành triển khai đến 29/29 xã, thị trấn trên địa bàn, hiện nay đã có 5/29 xã ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị của cơ sở mình. Đối với những xã còn lại chưa ban hành Quy chế, huyện tiếp tục đôn đốc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Căn cứ Quy chế, trong thời gian tiếp theo, Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với Văn phòng, các ban xây dựng Đảng giúp Ban Thường vụ Huyện ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế; hàng năm, các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác dân vận; kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc; nghiêm khắc phê bình, kỷ luật những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có vi phạm kỷ luật trong công tác dân vận.
Có thể nói, việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta hiện nay, góp phần hoàn thiện hơn những quy định, quy chế phối hợp trong công tác dân vận và phát huy hiệu quả hoạt động của công tác dân vận trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Xuân Hương
Ý kiến ()