LSO-Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lộc Bình lần thứ XX về chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, tạo nguồn sản phẩm hàng hóa tập trung, thích ứng với nhu cầu thị trường trong thời kỳ hội nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên khí hậu và cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. Sau 5 năm (2005-2010) triển khai thực hiện, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Bình đã có những chuyển biến rõ rệt, từng bước làm thay đổi bộ mặt của một huyện nông thôn miền núi, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới.Đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất - Ảnh: Thanh ĐànMặc dù gặp nhiều khó khăn như: thời tiết có những diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, rét đậm, rét hại; lạm phát, giá cả thị trường leo thang... nhưng do có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của các ban ngành chức năng và bà con nông dân, sản xuất nông - lâm nghiệp...
LSO-Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lộc Bình lần thứ XX về chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, tạo nguồn sản phẩm hàng hóa tập trung, thích ứng với nhu cầu thị trường trong thời kỳ hội nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên khí hậu và cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội.
Sau 5 năm (2005-2010) triển khai thực hiện, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Bình đã có những chuyển biến rõ rệt, từng bước làm thay đổi bộ mặt của một huyện nông thôn miền núi, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới.
|
Đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất – Ảnh: Thanh Đàn |
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như: thời tiết có những diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, rét đậm, rét hại; lạm phát, giá cả thị trường leo thang… nhưng do có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của các ban ngành chức năng và bà con nông dân, sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện vẫn đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực, theo hướng sản xuất hàng hóa với hiệu quả ngày càng cao. Tổng diện tích gieo trồng năm 2006: 12.563,85ha, đến năm 2009 tăng lên 13.069ha. Năng suất năm sau luôn cao hơn năm trước. Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2006 đạt 34.871 tấn, đến năm 2009 tăng lên 38.910 tấn. Năm 2010 ước đạt 40.000 tấn (đạt mục tiêu đại hội đề ra). Lương thực bình quân đầu người, năm 2006: 436 kg/người/năm đến năm 2009 là 496 kg/người/năm. Trong 5 năm đã trồng được 6.417,4 ha rừng. Ngoài trồng mới, việc khoanh nuôi, tái sinh, chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng được chú trọng, góp phần phòng hộ tốt các đầu nguồn, nâng độ che phủ của rừng lên 46,8% năm 2009. Tình trạng chặt phá, cháy rừng ngày càng giảm dần. Công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ rừng thường xuyên được tăng cường. Công tác giao đất giao rừng được triển khai tích cực, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng cũng có bước phát triển khá, góp phần quan trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp nông thôn theo hướng hàng hóa. Nhận thức của người nông dân về phát triển sản xuất hàng hóa bước đầu đã có những chuyển biến. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn, ứng dụng KHKT và tìm kiếm thị trường để sản xuất kinh doanh, tạo ra khối lượng háng hóa lớn, có thu nhập từ các mô hình trang trại vườn rừng, vườn đồi và sản xuất nông lâm kết hợp… Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi, từ năm 2006- 2010, toàn huyện đã kiến cố hóa được 19.931m mương các loại, ổn định diện tích tưới chủ động cho 2.500ha. Bên cạnh đó, các ban, ngành chức năng thường xuyên tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ chế biến, bảo quan sau thu hoạch cho người nông dân. Chú trọng đào tạo theo hình thức ngắn hạn để nâng cao trình độ cho các khuyến nông viên cơ sở. Kết quả: đã triển khai thập huấn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ được 452 cuộc với 13.773 lượt người tham gia. Phát hàng vạn bộ quy trình các loại. Xây dựng, tổng kết 17 mô hình sản xuất điểm, rà soát, đánh giá các mô hình sản xuất đã có, từ đó lựa chọn, đề xuất các mô hình phù hợp với điều kiện thực tế được nhân dân đồng tình ủng hộ để nhân ra diện rộng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện thí điểm một số mô hình sản xuất mới nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
|
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Lộc Bình |
Trong những năm tới, huyện Lộc Bình tiếp tục phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi mạnh, đúng hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Gắn nông lâm nghiệp với công nghiệp chế biến nông-lâm sản. Phát triển ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.
Đức Anh
Ý kiến ()