LSO-Ông Triệu Tiến Thanh - Chủ tịch UBND xã Ái Quốc cho biết, trong 6 năm qua, xã có 10 cán bộ công chức (CBCC) được cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Đến nay, từ một xã có gần 100% CBCC chưa học hết phổ thông trung học (PTTH) thì đã có 50% số người tốt nghiệp PTTH, 1 người trình độ đại học, 3 cao đẳng, 1 trung cấp; 13/19 CBCC được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Bản thân ông là cán bộ văn hóa xã sau đó được cử đi học bổ túc văn hóa, đến nay đang theo học đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y. Mặc dù xã cách trung tâm huyện 45 km nhưng việc đi học của ông và các CBCC ở xã rất tích cực với mong muốn có trình độ để phục vụ địa phương tốt hơn. Công chức xã Quan Bản (Lộc Bình) ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụCông tác đào tạo là một trong những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở tại huyện Lộc Bình....
LSO-Ông Triệu Tiến Thanh – Chủ tịch UBND xã Ái Quốc cho biết, trong 6 năm qua, xã có 10 cán bộ công chức (CBCC) được cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Đến nay, từ một xã có gần 100% CBCC chưa học hết phổ thông trung học (PTTH) thì đã có 50% số người tốt nghiệp PTTH, 1 người trình độ đại học, 3 cao đẳng, 1 trung cấp; 13/19 CBCC được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Bản thân ông là cán bộ văn hóa xã sau đó được cử đi học bổ túc văn hóa, đến nay đang theo học đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y. Mặc dù xã cách trung tâm huyện 45 km nhưng việc đi học của ông và các CBCC ở xã rất tích cực với mong muốn có trình độ để phục vụ địa phương tốt hơn.
Công chức xã Quan Bản (Lộc Bình) ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ
Công tác đào tạo là một trong những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở tại huyện Lộc Bình. Ông Vi Văn Thái – Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy cho biết, trình độ của đội ngũ CBCC cơ sở trong huyện nhìn chung còn thấp, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa, gây ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết công việc, làm chậm quá trình phát triển tại địa phương. Những năm qua huyện Lộc Bình đã chú trọng đào tạo đội ngũ này. Tính từ năm 2005 đến hết năm 2011, huyện đã cử 619 CBCC cơ sở tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó đào tạo 218 người, bồi dưỡng 401 người. Chuyên ngành đào tạo gồm: quản lý hành chính, công tác xã hội, nông nghiệp, chăn nuôi thú y, quản lý văn hóa, kế toán, văn phòng thống kê… Hiện nay trong 557 CBCC cơ sở có 62,4% tốt nghiệp PTTH; 49,7% qua các lớp đào tạo chuyên môn từ sơ cấp trở lên; 44% được đào tạo lý luận chính trị; 26,7% có trình độ quản lý nhà nước; 29,6% có trình độ tin học, ngoại ngữ. Lộc Bình còn gắn công tác đào tạo với bố trí, sử dụng CBCC sau đào tạo. Từ năm 2005 đến 2011, 121 CBCC giữ chức vụ mới. Trong đó quan tâm bố trí, sử dụng những người hoạt động không chuyên trách, trưởng thôn năng động, nhiệt tình đã qua đào tạo. Một số địa phương thực hiện tốt công tác đào tạo CBCC gồm thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương, xã Ái Quốc, Mẫu Sơn.
Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, huyện Lộc Bình đang và sẽ tiếp tục đánh giá tình hình đội ngũ CBCC cơ sở, qua đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể theo từng năm đối với từng loại CBCC theo quy hoạch; xây dựng quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng CBCC và tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và mang tính lâu dài.
Minh Đức
Ý kiến ()