LSO-Từ cuối tháng giêng âm lịch người dân Lộc Bình bắt đầu chuẩn bị các điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trở lại. Để bảo đảm cho đàn vật nuôi hiện có phát triển an toàn, những ngày này, các cán bộ của Trạm thú y Lộc Bình đang căng mình trên địa bàn các xã, vừa nắm tình hình vừa tư vấn cho người chăn nuôi các biện pháp vệ sinh thú y nhằm phòng chống từ xa dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó đặc biệt chú trọng phòng chống những bệnh nguy hiểm như bệnh tai xanh, lở mồm long móng (LMLM), cúm gia cầm. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ giống vật nuôi từ các nguồn cung ứng trên địa bàn.Đàn gà Si pi hộ gia đình Anh Hoàng Văn Bài tại thôn Háng Cáu xã Đồng Bục huyện Lộc BìnhTrong quý I/2011, lực lượng thú y viên cơ sở của 29 xã, thị trấn cùng với cán bộTrạm thú y huyện tổ chức kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêm vắc xin phòng 6 loại bệnh cho trên 20 nghìn con gia súc, gia cầm. Nhờ đó, tình...
LSO-Từ cuối tháng giêng âm lịch người dân Lộc Bình bắt đầu chuẩn bị các điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trở lại. Để bảo đảm cho đàn vật nuôi hiện có phát triển an toàn, những ngày này, các cán bộ của Trạm thú y Lộc Bình đang căng mình trên địa bàn các xã, vừa nắm tình hình vừa tư vấn cho người chăn nuôi các biện pháp vệ sinh thú y nhằm phòng chống từ xa dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó đặc biệt chú trọng phòng chống những bệnh nguy hiểm như bệnh tai xanh, lở mồm long móng (LMLM), cúm gia cầm. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ giống vật nuôi từ các nguồn cung ứng trên địa bàn.
|
Đàn gà Si pi hộ gia đình Anh Hoàng Văn Bài tại thôn Háng Cáu xã Đồng Bục huyện Lộc Bình |
Trong quý I/2011, lực lượng thú y viên cơ sở của 29 xã, thị trấn cùng với cán bộTrạm thú y huyện tổ chức kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêm vắc xin phòng 6 loại bệnh cho trên 20 nghìn con gia súc, gia cầm. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc đã cơ bản được kiểm soát, trạm tổ chức điều trị khỏi triệu chứng LMLM cho 90 con trâu, thực hiện phun tiêu độc khử trùng được khoảng 3.550m2 tại các khu vực có dịch. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong những tháng tiếp theo, lãnh đạo Trạm thú y huyện cho biết: bắt đầu từ tháng 4/2011, người dân Lộc Bình phát triển mạnh chăn nuôi đối với đàn gia cầm, nhất là đối với đàn vịt và đàn ngan. Theo nhận định của trạm, khả năng cung ứng giống tại chính các hộ chăn nuôi và các cơ sở cung ứng giống gia cầm đảm bảo chất lượng tại huyện chỉ đáp ứng được trên 20% nhu cầu con giống, còn lại, người dân sử dụng con giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đối với con giống gia súc, hiện huyện là một trong số các huyện dẫn đầu của tỉnh có đàn lợn nái khoảng 6.000 con với khả năng cung ứng cho người chăn nuôi một năm khoảng 80.000 con giống. Tuy nhiên nguồn giống này cũng không đáp ứng đủ nhu cầu lợn giống của người chăn nuôi. Tại các phiên chợ huyện, hàng tháng các thương nhân từ các địa phương khác cũng cung ứng khoảng trên 1.000 con giống. Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ phòng ngừa dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi, trạm cũng đang đẩy mạnh công tác kiểm soát con giống tại các phiên chợ và các cơ sở cung ứng giống trên địa bàn. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền tới người dân các xã giáp biên thường đi mua giống gia cầm có nguồn gốc từ Trung Quốc về sử dụng. Đồng thời, chỉ đạo các thú y viên cơ sở đẩy mạnh thực hiện tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cúm gia cầm và một số loại bệnh dịch khác thường xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Để chủ động nguồn vác xin tiêm phòng, Trạm thú y đã tham mưu cho huyện trình tỉnh tăng cường thuốc cho 5 xã và ưu tiên cung ứng cho các xã biên giới phục vụ cho công tác phòng dịch trên đàn gia cầm.
Để chủ động kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn phụ trách, ngoài thực hiện nghiêm chỉ đạo của trên về phòng chống dịch bệnh theo quy định, trong thời gian tới Trạm thú y huyện Lộc Bình tiếp tục, phân công cán bộ phối hợp chặt chẽ với thú y viên cơ sở nắm chắc tình hình dịch bệnh tại cơ sở xã có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời mở các lớp tập huấn về chăn nuôi thú y tại các thôn bản cho bà con nông dân để nâng cao kiến thức về phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Công Quân
Ý kiến ()