LSO-Do điều kiện thời tiết phức tạp, vụ xuân ở Lộc Bình chậm tiến độ nửa tháng. Điều này cũng làm cho các loại sâu bệnh gây hại phát sinh chậm hơn so với mọi năm, nhưng diễn biến lại được dự báo là phức tạp hơn. Bước vào vụ sản xuất quan trọng với thời tiết bất thuận và chi phí đầu vào tăng cao, nông dân Lộc Bình đã và đang chủ động theo sát đồng ruộng, theo dõi dự báo của cơ quan chuyên môn, quyết tâm bảo vệ mùa vụ bằng nhiều biện pháp.Nông dân Lộc Bình chăm sóc lúa xuânLão nông Trần Vân Sơn, thôn Nà Kỳ, xã Xuân Mãn đang miệt mài làm cỏ lúa đợt một, thi thoảng lại cúi sát xem xét kỹ càng từng khóm lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ của gia đình mình. Ông phân tích: Vài khóm lúa có dấu hiệu vàng lá và cháy đầu lá, với kinh nghiệm nhiều năm làm nông, tôi đoán đấy là dấu hiệu của khô vằn, đạo ôn. Nói xong, ông lại lẩm nhẩm tính toán, rồi tiếp tục điều tra sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá...
LSO-Do điều kiện thời tiết phức tạp, vụ xuân ở Lộc Bình chậm tiến độ nửa tháng. Điều này cũng làm cho các loại sâu bệnh gây hại phát sinh chậm hơn so với mọi năm, nhưng diễn biến lại được dự báo là phức tạp hơn. Bước vào vụ sản xuất quan trọng với thời tiết bất thuận và chi phí đầu vào tăng cao, nông dân Lộc Bình đã và đang chủ động theo sát đồng ruộng, theo dõi dự báo của cơ quan chuyên môn, quyết tâm bảo vệ mùa vụ bằng nhiều biện pháp.
|
Nông dân Lộc Bình chăm sóc lúa xuân |
Lão nông Trần Vân Sơn, thôn Nà Kỳ, xã Xuân Mãn đang miệt mài làm cỏ lúa đợt một, thi thoảng lại cúi sát xem xét kỹ càng từng khóm lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ của gia đình mình. Ông phân tích: Vài khóm lúa có dấu hiệu vàng lá và cháy đầu lá, với kinh nghiệm nhiều năm làm nông, tôi đoán đấy là dấu hiệu của khô vằn, đạo ôn. Nói xong, ông lại lẩm nhẩm tính toán, rồi tiếp tục điều tra sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá nhỏ, chuyên nghiệp như một cán bộ bảo vệ thực vật mẫn cán. Với hơn 6 sào lúa, ông đã tính toán và mua dự trữ sẵn hơn 200 ngàn đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật các loại, để sẵn sàng chủ động phun ngay khi đến thời điểm cần.
Giữa trưa, trời nắng như đổ lửa, anh Hà Văn Lêm, thôn Đình Chùa, xã Tú Đoạn mồ hôi nhễ nhại cầm vài nhánh lúa mẫu ra Trạm bảo vệ thực vật hỏi cán bộ chuyên môn xem bệnh gì, trên tay cũng đã chuẩn bị sẵn vài chục ngàn, anh bảo: Mấy ngày qua, thời tiết hạn quá, may là trạm bơm điện của xã đã kịp thời đưa nước về ruộng cho bà con làm cỏ lúa, thấy cây lúa có biểu hiện không bình thường, tôi mang mẫu đến để hỏi cán bộ, chuẩn bị sẵn tiền để mua luôn thuốc điều trị và dự trữ. Trình bày, xem xét một hồi, rồi anh Lêm cũng thở phào nhẹ nhõm, cán bộ chuyên môn kết luận: Lúa nhà anh vẫn bình thường, chưa phát hiện sâu bệnh gì. Chưa phát hiện nhưng được cán bộ khuyến cáo, dự báo thêm một lần nữa, anh Lêm quyết định mua vài loại thuốc để dự trữ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Thành, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Lộc Bình cho biết: Ngoài điểm khác so với mọi năm là diễn tiến sâu bệnh chậm hơn, thì ở Lộc Bình, thời điểm này lúa đang có dấu hiệu bị vàng lá và đen ở đầu lá. Theo phân tích của cán bộ chuyên môn, thì hiện tượng này phần nhiều là do thời tiết vừa qua khá bất thường, chưa phải là bệnh. Với hiện tượng mới này, mặc dù chỉ có 4 cán bộ, nhưng Trạm bảo vệ thực vật vẫn tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông, chính quyền các địa phương để khuyến cáo cho người dân. Ông Thành khẳng định: Nhiều người dân vẫn lầm tưởng đây là bệnh đạo ôn, khô vằn, nhưng chưa chắc chắn, vì vậy nếu vội vàng sử dụng thuốc, có thể gây lãng phí, chính vậy mặc dù khuyến cáo nông dân chưa vội phun thuốc, nhưng tất cả đều phải chuẩn bị sẵn sàng để chủ động đối phó. Điều mừng nhất là trong vụ này, nông dân Lộc Bình đã thể hiện tinh thần chủ động rất cao, bám sát đồng ruộng của mình và khi phát hiện ra hiện tượng bất thường đã thông báo ngay với cơ quan chuyên môn. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác phòng trừ sâu bệnh.
|
Đập Kéo Quân xã Tri Phương (Tràng Định) – Ảnh: P.C |
Trong vụ xuân năm nay, toàn huyện Lộc Bình gieo cấy được trên 2.200 ha lúa và 1.800 ha ngô, cùng với hơn 1.000 ha thuốc lá, dưa hấu và một số loại cây trồng khác. Hiện nay theo điều tra của cơ quan bảo vệ thực vật, sâu gai trên cây ngô không đáng ngại, tập trung nhất trong thời điểm này là bướm sâu cuốn lá nhỏ đã xuất hiện trên lúa xuân với mật độ trung bình từ 3-5con/m2; mật độ cao từ 10-15con/m2. Với điều kiện thời tiết như hiện nay, trong những ngày đầu tháng 6, sâu sẽ phát triển rộ và đây chính là thời điểm quan trọng để phòng trừ. Làm tốt công tác này, Lộc Bình cũng sẽ hạn chế được rất nhiều các nguy cơ nhiễm bệnh vi rút trên lúa. Người dân đã chủ động và tất cả đều sẵn sàng “đón đầu” trước sự phát sinh của sâu, bệnh hại.
Lê Minh
Ý kiến ()