Thứ 7, 16/11/2024 14:42 [(GMT +7)]
Lộc Bình 10 năm chống "giặc lửa"
Thứ 5, 30/06/2011 | 08:34:00 [(GMT +7)] A A
Tuy nhiên, do địa hình rừng ở Lộc Bình phức tạp, diện tích rừng bị chia cắt… đã ảnh hưởng đến tổ chức, điều động lực lượng, vận chuyển phương tiện, dụng cụ và hậu cần phục vụ chữa cháy nên không phương án PCCC nào bằng chính phương án tại chỗ. Các chủ rừng phải chủ động cả về phương tiện cũng như nhân lực để kịp thời ngăn chặn “giặc lửa”.
LSO-Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy (PCCC) huyện Lộc Bình tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCCC. Theo báo cáo, 10 năm qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra trên 100 vụ cháy rừng, thiệt hại hơn 800ha rừng. Nguyên nhân xảy ra cháy có nhiều, cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó, điều đáng quan tâm là ý thức của người dân về PCCC vẫn chưa cao.
Rừng thông ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình – Ảnh: Thanh Sơn |
Trên thực tế, thời gian qua, toàn tỉnh nói chung và Lộc Bình nói riêng vẫn xảy ra nhiều vụ cháy rừng. Và như nêu ở trên, trong 10 năm Lộc Bình đã để cháy hơn 800ha rừng là một minh chứng trong việc chủ quan, sơ suất của người dân. Một nguyên nhân khác chính là ý thức bảo vệ rừng của các chủ rừng chưa thực sự quan tâm, chưa có sự chủ động. Đặc biệt, tại Lộc Bình – địa phương có diện tích rừng nhiều, nhưng phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại chỗ vẫn còn thiếu. Trong khi đó, hàng năm các chủ rừng đều xây dựng phương án PCCC với phương châm “4 tại chỗ”; có kế hoạch phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, tuần tra, kiểm soát, bố trí con người, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân… nhưng rất ít chủ rừng thực hiện đầy đủ như phương án đã duyệt. Chính vậy, trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác PCCC của Lộc Bình nêu rõ: Thời gian tới để PCCC đạt hiệu quả, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ tới các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở kinh tế và toàn thể nhân dân; quan tâm việc xây dựng và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC… Nêu để thấy, 10 năm qua, Lộc Bình rất chú trọng đến khâu tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia công tác PCCC. Địa phương đã lồng ghép tuyên truyền tại các cuộc họp thôn, bản, tổ chức hơn 130 cuộc họp với trên 5.300 lượt người tham gia. Riêng Hạt kiểm lâm huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 135 buổi tập huấn về PCCC với hàng nghìn lượt người nghe. Huyện Lộc Bình có trên 19 nghìn ha rừng tự nhiên và 20 nghìn ha rừng trồng. Để chủ động bảo vệ rừng địa phương, huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp cấp bách PCCC. Ban Chỉ đạo PCCC huyện đã và đang đẩy mạnh nhiều biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cho các cấp, các ngành và nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng như tập huấn, diễn tập PCCC cho các đơn vị xã, nhất là các xã có nguy cơ cháy rừng cao. Qua đó nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết phải bảo vệ rừng, nguyên nhân cháy rừng, phân công công việc, hướng dẫn cụ thể cách chữa cháy rừng, biết cách huy động lực lượng tham gia chữa cháy… Với cách làm đó, trong 10 năm qua, tuy vẫn có một số vụ cháy rừng xảy ra, nhưng chưa có vụ nào gây thiệt hại đến tính mạng người dân. Một trong những đơn vị làm tốt công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bình. Nhưng mấy năm gần đây, do làm tốt công tác phòng chống cháy rừng theo đúng phương án đã duyệt, thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ” nên đã không để xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, Công ty đã thực hiện khá tốt việc tổ chức trực tại rừng 24/24 để kịp thời phát hiện, huy động lực lượng tham gia chữa cháy. Bên cạnh đó, công ty cũng đã xuất kinh phí hàng năm để mua phương tiện, dụng cụ chữa cháy, xây bể chứa nước ngay tại các khu rừng và chuẩn bị đường sẵn ống nước sẵn sàng cho chữa cháy.
Tuy nhiên, do địa hình rừng ở Lộc Bình phức tạp, diện tích rừng bị chia cắt… đã ảnh hưởng đến tổ chức, điều động lực lượng, vận chuyển phương tiện, dụng cụ và hậu cần phục vụ chữa cháy nên không phương án PCCC nào bằng chính phương án tại chỗ. Các chủ rừng phải chủ động cả về phương tiện cũng như nhân lực để kịp thời ngăn chặn “giặc lửa”.
Trí Dũng
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()