Liên hợp quốc vẫn chia rẽ quan điểm về tình hình Mali
Ngày 26/9, tại phiên họp đặc biệt về tình hình Mali diễn bên lề Hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại thành phố New York (Mỹ), các nước thành viên của tổ chức đa phương này đã hé lộ những bất đồng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua tại quốc gia Tây Phi này. Thủ tướng Mali, ông Cheick Mobido Diarra phát biểu tại phiên họp thứ 67 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 26/9 (Ảnh: Reuters)Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Mali, ông Cheick Mobido Diarra nhấn mạnh tình trạng bạo leo thang tại quốc gia này đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế.Ông Diarra hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí thành lập một lực lượng quân sự quốc tế do châu Phi đứng đầu nhằm giúp chống lại các phiến quân Hồi giáo đang kiểm soát miền Bắc Mali. “Chúng ta cần hành động khẩn cấp để chấm dứt những khổ đau mà người dân Mali đang phải gánh chịu cũng...
Ngày 26/9, tại phiên họp đặc biệt về tình hình Mali diễn bên lề Hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại thành phố New York (Mỹ), các nước thành viên của tổ chức đa phương này đã hé lộ những bất đồng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua tại quốc gia Tây Phi này.
Thủ tướng Mali, ông Cheick Mobido Diarra phát biểu tại phiên họp thứ 67 của Đại Hội đồng |
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Mali, ông Cheick Mobido Diarra nhấn mạnh tình trạng bạo leo thang tại quốc gia này đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Ông Diarra hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí thành lập một lực lượng quân sự quốc tế do châu Phi đứng đầu nhằm giúp chống lại các phiến quân Hồi giáo đang kiểm soát miền Bắc Mali. “Chúng ta cần hành động khẩn cấp để chấm dứt những khổ đau mà người dân Mali đang phải gánh chịu cũng như ngăn cản nguy cơ xảy ra một kịch bản thậm chí là còn tồi tệ hơn cả khu vực Sahel và một số khu vực khác trên thế giới”, ông Diarra nói.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng chia sẻ quan điểm với Thủ tướng Mali khi kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần thông qua trong thời gian sớm nhất có thể một bản nghị quyết mở đường cho một hành vi can thiệp quân sự từ phía các nước châu Phi vào khu vực miền Bắc Mali. Trước đó, một số quốc gia Tây Phi đã bày tỏ sự đồng tình trước đề xuất của ông Hollande với lo ngại rằng, tình hình hỗn loạn tại Mali có nguy cơ lan sang các nước phụ cận.
Ông Hollande cho rằng, những nỗ lực nhằm khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Mali cần được triển khai trong thời giam sớm nhất có thể. Bất kỳ một sự chậm trễ hay lãng phí thời gian nào sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm phức tạp. Tổng thống Pháp hy vọng, bản nghị quyết về Mali sẽ sớm được thông qua trong vòng vài tuần tới. Tuy bác bỏ khả năng can thiệp trực tiếp vào tình hình Mali song ông Hollande cam kết sẽ đưa ra các hỗ trợ về mặt hậu cần và tình báo cho lực lượng quốc tế trong chiến dịch truy quét các nhóm phiến quân Hồi giáo vũ trang.
Lời kêu gọi của ông Hollande ngay lập tức đã nhận được sự đồng tình của một số nước láng giềng của Mali, trong đó có Niger. Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Niger Mohammed Bazoum tuyên bố, chỉ có các hành vi can thiệp vũ trang từ phía bên ngoài mới có thể xóa bỏ tình trạng mất ổn định trong khu vực.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại bày tỏ quan điểm có phần thận trọng hơn đối với tình hình Mali khi nhấn mạnh, các nỗ lực trước mắt nhằm giải quyết tình hình bất ổn tại quốc gia Tây Phi này là “cần tập trung vào việc giúp Mali có thể sớm tổ chức bầu cử để thành lập một chính quyền hợp pháp có thẩm quyền”. Trong lời phát biểu ngày 26/9, bà Clinton nhấn mạnh: “Những gì đang diễn ra ở Mali không phải là một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Tình hình ở đất nước này có thể ví như một thùng thuốc súng đang chờ phát nổ mà cộng đồng quốc tế không thể bỏ qua…Chỉ có một chính phủ được bầu ra một cách dân chủ tại Mali mới có đủ thẩm quyền để hiện thực hóa một tiến trình hòa giải chính trị thông qua con đường đàm phán ở miền Bắc Mali, chấm dứt tình trạng nổi loạn và khôi phục luật pháp”, bà Clinton nói.
Về phần Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, ngày 26/9 cũng bày tỏ thận trọng về việc thành lập một lực lượng quân sự quốc tế tại Mali
Theo ông Ban Ki-moon, bất cứ một hành động can thiệp quân sự đối với cuộc khủng hoảng tại miền Bắc Mali cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi điều này có thể dẫn đến những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của người đứng đầu Liên hợp quốc, tình trạng bất ổn kéo dài suốt 6 tháng qua tại Mali cho tới nay đã khiến hơn 400.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới không được bỏ quên khu vực Sahel – vốn đang chìm trong bất ổn chính trị kéo dài, hạn hán nghiêm trọng và khủng hoảng lương thực. “Khu vực này cần tới sự lưu tâm của các vị. Đừng bỏ qua vấn đề này và khiến cho mai sau chúng ta phải nuối tiếc”, ông Ban nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Ban cho biết, Liên hợp quốc hiện đang phát triển một chiến lược mới tại khu vực Sahel, trong đó bao gồm cả vấn đề an ninh, đối phó với khủng hoảng trên diện rộng và tăng cường dân chủ. Ông Ban cho biết, ông sẽ chỉ định một đặc phái viên chuyên trách về vấn đề này. Tuy nhiên, danh tính của nhân vật này cho tới nay vẫn chưa được tiết lộ.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()