Liên hợp quốc phân bổ 50 triệu USD trợ giúp 2 triệu người đang gặp khó khăn trên thế giới
Ngày 16/8, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Stephen O'Brien thông báo phân bổ khoản tài chính trị giá 50 triệu USD từ Quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương (CERF) của Liên hợp quốc cho các hoạt động cứu trợ vốn đang bị thiếu kinh phí trong các trường hợp khẩn cấp bị lãng quên.
Theo tuyên bố vừa được Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) công bố ngày 16/8, khoản kinh phí này sẽ cung cấp sự hỗ trợ sống còn tới cho 2 triệu người đang có nhu cầu được giúp đỡ, trong đó có 200.000 người tị nạn, 665.000 người di cư, 170.000 người hồi hương và 530.000 người hiện sống trong các cộng đồng tiếp nhận.
“Khoản tài chính này là một chiếc phao cứu sinh cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, bị mắc kẹt trong các cuộc khủng hoảng bị lãng quên” – ông O’Brien, người cũng là Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc, cho biết. “Trong suốt những năm vừa qua, cuộc khủng hoảng người tị nạn của thế giới đã tạo nên một áp lực khổng lồ cho CERF để trợ giúp cho hàng triệu người đang chạy trốn khỏi các cuộc xung đột dai dẳng, do thiếu một giải pháp chính trị”.
Tổng thư ký trợ lý của Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân đạo, Stephen O'Brien, cho biết giải thưởng là 50 triệu $ từ quỹ ứng cứu khẩn cấp Trung ương (CERF) cho các hoạt động cứu trợ nặng thốn trong trường hợp khẩn cấp bị bỏ quên.
Theo một thông cáo báo chí của Văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) phát hành thứ ba, số tiền đó sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho hai triệu người có nhu cầu, trong đó có 200.000 người tị nạn, di dời 665.000, 170.000 người trở về và 530.000 người hiện đang sống trong cộng đồng sở tại.
“Nguồn tài trợ này là một cuộc sống cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, bị mắc kẹt trong các cuộc khủng hoảng bỏ quên”, ông O'Brien, người cũng là điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc cho biết. “Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng người tị nạn toàn cầu đã gây áp lực rất lớn trên CERF để giúp hàng triệu người chạy trốn xung đột mà vẫn tồn tại trong sự vắng mặt của một giải pháp chính trị.”
Theo OCHA, khoảng 35 triệu USD sẽ cho phép các đối tác nhân đạo ứng phó với tình trạng khẩn cấp kéo dài ở miền Trung châu Phi, gây ra bởi cuộc xung đột vũ trang, bất ổn chính trị và vi phạm nhân quyền, và trầm trọng hơn do bất ổn lương thực và dịch bệnh. Quỹ này cũng sẽ hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu, tiếp cận với lương thực và nơi ở khẩn cấp, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, cung cấp nước và vệ sinh môi trường và hỗ trợ hậu cần.
Ngoài ra, khoản kinh phí vừa được phê chuẩn cũng sẽ giúp các hoạt động cứu trợ tại Cộng hòa Trung Phi (9 triệu USD), tại Tchad (10 triệu USD) tại CHDC Congo (11 triệu USD), cũng như tại Rwanda (5 triệu USD) – quốc gia đã tiếp nhận những người di cư từ Burundi và CHDC Congo.
13 triệu USD sẽ được dành cho các hoạt động cứu trợ ở Yemen, nơi có khoảng 21,2 triệu người, nhiều hơn 82% dân số, đang cần hỗ trợ nhân đạo. 2 triệu USD được phân bổ sẽ hỗ trợ các đối tác nhân đạo tại Eritrea để đáp ứng các nhu cầu hiện tại do điều kiện khô cằn và mưa nhỏ.
Cho đến nay, CERF đã nhận được 311 triệu USD đóng góp cho năm 2016 và đã phân bổ phần lớn cho các hoạt động cứu trợ tại 35 quốc gia.
Theo Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Stephen O'Brien, tất cả các trường hợp nhân đạo khẩn cấp đều đang bị thiếu đầu tư trong năm nay. Dự báo nguồn kinh phí thiếu 50 triệu USD so với mục tiêu tài trợ 450 triệu USD cho năm 2016, ông O’Brien kêu gọi “tất cả các nước thành viên, các tổ chức và công dân tăng cường hỗ trợ cho CERF để cho phép chúng tôi cứu được nhiều sự sống hơn nữa”./.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()