Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp: Chìa khóa giải quyết các nhu cầu về năng lượng và nước của thế giới trong tương lai
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 17/11, Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cho rằng khi sức ép đối với nguồn nước trên thế giới tăng quá cao ở một số khu vực, các biện pháp thông thường để phát triển kinh tế và quản lý các nguồn tài nguyên sẽ không còn hiệu quả. Phát biểu bên lề hội thảo “Bonn Nexus Conference 2011” tổ chức ngày 17/11 tại thành phố Bon (Bonn) của Đức, ông Alếchxanđơ Munlơ (Alexander Mueller), Trợ lý Tổng giám đốc FAO về các nguồn tài nguyên, khẳng định giải quyết những thách thức về an ninh lương thực, phát triển kinh tế và an ninh năng lượng trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng đòi hỏi chính phủ các nước phải hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp có thể và sẽ trở thành trụ cột của nền kinh tế xanh trong tương lai. Ông Munlơ nói: “Đã đến lúc thế giới nên chấm dứt việc coi lương thực, nước và năng lượng là các vấn đề riêng biệt và giải quyết thách thức của việc cân bằng nhu cầu của 3 khu...
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 17/11, Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cho rằng khi sức ép đối với nguồn nước trên thế giới tăng quá cao ở một số khu vực, các biện pháp thông thường để phát triển kinh tế và quản lý các nguồn tài nguyên sẽ không còn hiệu quả.
Phát biểu bên lề hội thảo “Bonn Nexus Conference 2011” tổ chức ngày 17/11 tại thành phố Bon (Bonn) của Đức, ông Alếchxanđơ Munlơ (Alexander Mueller), Trợ lý Tổng giám đốc FAO về các nguồn tài nguyên, khẳng định giải quyết những thách thức về an ninh lương thực, phát triển kinh tế và an ninh năng lượng trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng đòi hỏi chính phủ các nước phải hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp có thể và sẽ trở thành trụ cột của nền kinh tế xanh trong tương lai. Ông Munlơ nói: “Đã đến lúc thế giới nên chấm dứt việc coi lương thực, nước và năng lượng là các vấn đề riêng biệt và giải quyết thách thức của việc cân bằng nhu cầu của 3 khu vực, tìm kiếm các cơ hội để giảm bớt sự lãng phí và áp dụng nhiều biện pháp để chia sẻ và tái sử dụng, chứ không phải cạnh tranh nguồn nước”. Ông Munlơ cũng cho rằng nông nghiệp là trung tâm của mối quan hệ “nước – năng lượng – lương thực”.
Cũng theo FAO, mặc dù năng lượng sinh học tạo ra nguồn năng lượng sạch, nhưng sản xuất các loại cây trồng cho nhiên liệu phải được tiến hành bằng biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực nông thôn, tạo cơ hội việc làm cho người nông dân và giảm tối đa tác động tới môi trường. FAO dự kiến để nuôi sống dân số thế giới gần 9 tỷ người vào năm 2050, sản xuất lương thực toàn cầu cần tăng khoảng 70%; nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng khoảng 36% vào năm 2035 và cạnh tranh nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, giữa các thành phố và công nghiệp sẽ tiếp tục tăng mạnh./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()