Liên hợp quốc bàn biện pháp bảo vệ nhà báo trong các cuộc xung đột vũ trang
Hãng thông tấn Ria Novosti, ngày 17/7 dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm thông tin Liên hợp quốc về một thực trạng đáng lo ngại rằng hiện có tới hơn 90% vụ sát hại nhà báo trên toàn thế giới vẫn chưa bị pháp luật trừng trị.
Hãng thông tấn Ria Novosti, ngày 17/7 dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm thông tin Liên hợp quốc về một thực trạng đáng lo ngại rằng hiện có tới hơn 90% vụ sát hại nhà báo trên toàn thế giới vẫn chưa bị pháp luật trừng trị.
Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về “Bảo vệ nhà báo trong các |
Phát biểu trong một phiên họp đặc biệt về vấn đề “Bảo vệ nhà báo trong các cuộc xung đột vũ trang”, ngày 17/7, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cho rằng “đây chính là một xu thế gây sốc và không thể chấp nhận được”. “Điều tối thiểu mà chúng ta có thể làm khi một nhà báo bị sát hại đó là bảo đảm rằng vụ việc được điều tra một cách kỹ lưỡng và công lý sẽ được thực thi”, ông Eliansson nói. Quan chức Liên hợp quốc này cho rằng, cứ mỗi khi một nhà báo bị sát hại hay bị hăm dọa thì lại “mất đi một tiếng nói đại diện cho những nạn nhân của cuộc xung đột, tội ác hay vi phạm nhân quyền…mất đi một người quan sát về những nỗ lực bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của con người”.
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, t rong thập kỷ qua, có tới hơn 600 nhà báo đã thiệt mạng trong lúc họ thực hiện điều mà ông gọi là “vai trò thiết yếu cho xã hội”. Chỉ tính riêng trong số đó, đã có tới 41 nhà báo bị sát hại trong năm 2012, khi đang tác nghiệp tại Syria. Ông Eliasson cho biết, đa phần các nhà báo và các nhân viên truyền thông bị sát hại trong quá trình thu thập thông tin về các vụ tham nhũng hay các hoạt động phi pháp khác.
Cũng trong buổi họp, bà Kathleen Carroll, Tổng biên tập hãng tin AP (Mỹ) kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), cho biết cứ 6 nhà báo bị ám sát thì có 5 người bị giết ngay tại những địa phương – nơi mà họ đang viết những bài báo phanh phui các sự việc, thường là liên quan tới tội phạm và nạn tham nhũng. Bà Carroll ví phóng viên, nhà báo chính là “tai mắt” của dư luận trong các cuộc xung đột, được cử tới tận hiện trường, nơi diễn ra sự việc và đặt những câu hỏi mà đa phần những người khác không thể. “Tấn công vào một nhà báo không chỉ là tấn công một công dân bình thường, tấn công vào quyền được cung cấp thông tin của công dân về cộng đồng, về thể chế và về chính thế giới của họ”, bà Carroll nói.
Chủ đề bảo vệ các nhà báo trong xung đột không chỉ thu hút sự quan tâm của các đại diện phụ trách thông tin báo chí của Liên hợp quốc hay của các hãng tin lớn mà một số Đại sứ các nước tại cơ quan này cũng lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho nhà báo.
Quyền Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Rosemary DiCarlo cho rằng: “Xét theo nghĩa đen, nhà báo chính là tai mắt của chúng ta ở mọi ngõ ngách của thế giới…Việc dung túng cho các vụ bạo lực nhằm chống lại nhà báo phải được chấm dứt…Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa vụ bảo vệ những người cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết”.
Trong khi đó, Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud đã nêu bật hai trường hợp phóng viên Pháp bị bắt giữ tại Syria, đồng thời ví các hành vi “bưng bít thông tin” là kẻ thù đầu tiên của các hoạt động báo chí.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin thừa nhận, báo chí đã trở thành “một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất”, tuy nhiên quan chức ngoại giao này cũng khuyến cáo rằng “các phóng viên không nên phải đối mặt với những mối đe dọa phi lý”.
Đây là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiến hành thảo luận về vấn đề “Bảo vệ nhà báo trong các cuộc xung đột vũ trang”. Năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra nghị quyết lên án các cuộc tấn công vào phóng viên, nhà báo song không mang lại kết quả như mong đợi. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, số các nhà báo bị bắt giữ đã tăng gần gấp đôi và số phóng viên bị sát hại cũng tăng từ con số 71 lên 121 trường hợp. Tại phiên họp “hiếm hoi” này của Liên hợp quốc, các phóng viên của các hãng tin nổi tiếng thế giới, đã từng có kinh nghiệm nhiều năm tác nghiệp chiến trường như: P hóng viên quốc tếRichard Engel của kênh truyền hình NBC News – người đã từng bị bắt giữ và giam cầm trong vòng 5 ngày tại Syria hồi tháng 12/2012; phóng viên quốc tế của tờ The Guardian, anhGhaith Abdul-Ahad – người đã từng bị cầm tù tại Libya và Afghanistan…đã thừa nhận rằng, ngày nay, công việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo đã trở nên khó khăn hơn trước và ngày càng có một “xu thế miễn trừ đối với những kẻ sát hại, cản trở hay bắt giữ nhà báo”. Thậm chí phóng viên Abdul-Ahad còn kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thấu hiểu vai trò của những nhà báo “là một phần nỗ lực của người theo chủ nghĩa nhân đạo để kể lên một câu chuyện”. Qua đó, tại phiên họp đặc biệt này của Liên hợp quốc, nhiều nhà báo đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc “hành động nhiều hơn nữa” để bảo vệ các phóng viên tại khu vực xảy ra xung đột, tương tự như các nhân viên đang làm nghĩa vụ ngoại giao.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()