Liên bang Nga sẵn sàng cho Hội nghị cấp cao APEC
Cây cầu dây văng mới khánh thành nối TP Vla-đi-vô-xtốc với đảo Ru-ski. Năm nay, Liên bang Nga đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 24 (APEC-24). Trong gần sáu năm qua, nước chủ nhà APEC-24 tích cực chuẩn bị nội dung và cơ sở vật chất hoàn hảo cho sự kiện quan trọng này.Hội nghị cấp cao APEC-24 sẽ diễn ra trong hai ngày đầu tháng 9 tại đảo Ru-ski ở thành phố Vla-đi-vô-xtốc, thủ phủ vùng Pri-mo-ry-e. Hội nghị APEC -24 tập trung bàn thảo bốn chủ đề lớn là: Tự do thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế vùng; Tăng cường an ninh lương thực; Thành lập mạng lưới cung cấp hàng hóa tin cậy; Đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển xanh. Tại cuộc họp cấp bộ trưởng APEC vừa diễn ra tại Xanh Pê-téc-bua (Nga), các nền kinh tế thành viên APEC đã hoạch định chiến lược ưu tiên phát triển kinh doanh vừa và nhỏ trong khu vực để trình lên Hội nghị cấp cao. Các đại biểu đều chủ trương thúc đẩy quan hệ...
Cây cầu dây văng mới khánh thành nối TP Vla-đi-vô-xtốc với đảo Ru-ski. |
Hội nghị cấp cao APEC-24 sẽ diễn ra trong hai ngày đầu tháng 9 tại đảo Ru-ski ở thành phố Vla-đi-vô-xtốc, thủ phủ vùng Pri-mo-ry-e. Hội nghị APEC -24 tập trung bàn thảo bốn chủ đề lớn là: Tự do thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế vùng; Tăng cường an ninh lương thực; Thành lập mạng lưới cung cấp hàng hóa tin cậy; Đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển xanh. Tại cuộc họp cấp bộ trưởng APEC vừa diễn ra tại Xanh Pê-téc-bua (Nga), các nền kinh tế thành viên APEC đã hoạch định chiến lược ưu tiên phát triển kinh doanh vừa và nhỏ trong khu vực để trình lên Hội nghị cấp cao. Các đại biểu đều chủ trương thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, đồng thời kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp lớn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng xuất khẩu và sáng tạo cũng như các doanh nhân trẻ.
Chính phủ trung ương và chính quyền vùng Viễn Đông của Nga coi trọng việc chuẩn bị cơ sở vật chất và an ninh cho sự kiện này. Đầu tháng 8, Bộ trưởng Phát triển Viễn Đông Vích-to I-say-ép cho biết, công tác xây dựng cơ sở vật chất để tổ chức Hội nghị cấp cao APEC-24 đã hoàn thành. Hầu hết mọi chủ thể liên quan Hội nghị đã được xây dựng với chất lượng cao. Cây cầu hiện đại bắc qua eo biển Đông Bô-xpho dẫn tới đảo Ru-ski đã được khánh thành và đưa vào lưu thông từ ngày 1-8. Thủ tướng Nga Đ.Mét-vê-đép đã cắt băng khánh thành cây cầu. Đây là một trong những cây cầu cáp văng lớn nhất trên thế giới. Tổng chiều dài cầu là 3,1 km, chiều dài nhịp cầu trung tâm đạt 1.104 m – một kỷ lục trong ngành xây dựng cầu thế giới. Cây cầu Ni-dơ-kô-vô-dơn bắc qua vịnh A-mua cùng các trục đường đi vòng cũng đã được hoàn thành. Tòa nhà chính của Truờng đại học Liên bang Viễn Đông đã sẵn sàng đón tiếp những nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC. Toàn bộ khuôn viên của Trường đại học Liên bang Viễn Đông gồm 22 tòa nhà, trong đó có các khu đào tạo, trung tâm hội nghị, khách sạn, trạm cứu hỏa. Khu liên hợp này sẽ có mạng lưới đường riêng và khu vực bờ sông với bến tàu đỗ. Từ đầu tháng 6-2012, một đường băng mới và một sân bay mới ở nhà ga quốc tế Vla-đi-vô-xtốc, dự tính có thể đón năm triệu lượt khách mỗi năm, đã đi vào hoạt động ở chế độ thử nghiệm. Một đường cao tốc từ sân bay vào thành phố đã được hoàn thành.Và từ ngày 23-7, tổ hợp cảng hàng không mới được nâng cấp này bắt đầu các chuyến bay dịch vụ thường xuyên. Khả năng tải trọng tối đa của sân bay là khoảng 1.500 hành khách/giờ.
Nhờ Hội nghị APEC, ở Vla-đi-vô-xtốc đã xuất hiện những cây cầu hiện đại, khu Đại học Liên bang Viễn Đông, Nhà hát Ô-pê-ra và ba-lê…Việc chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC đã thay đổi một cách cơ bản thành phố Vla-đi-vô-xtốc và vùng Pri-mo-ry-e và biến nơi đây trở thành một đô thị hiện đại, một cuộc sống tiện nghi và thuận lợi cho dân địa phương, khách du lịch và giới doanh nhân. Theo kịch bản phát triển vùng Viễn Đông, Vla-đi-vô-xtốc sẽ trở thành một trung tâm thương mại, vận tải, giáo dục và du lịch, đồng thời là khu vực hợp tác chặt chẽ giữa Nga và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sau khi được thành lập, khu vực APEC đóng vai trò đầu máy của sự tăng trưởng kinh tế năng động, bảo đảm hơn một nửa khối lượng thương mại thế giới. APEC đã đề xuất nhiều ý tưởng mới về hội nhập toàn cầu trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trả lời phỏng vấn của đài Tiếng nói nước Nga, Giám đốc Trung tâm Thông tin của LHQ tại Mát-xcơ-va, ông A.Go-rê-lích cho rằng, việc Nga chủ tọa Hội nghị cấp cao APEC sẽ góp phần củng cố quá trình phát triển kinh tế ở vùng Viễn Đông và Đông Xi-bê-ri. Trong khi ông Pa-ven Ka-đô-sni-cốp, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu APEC của Nga nhấn mạnh, Nga chủ tọa Diễn đàn APEC là sự kiện rất kịp thời vì trùng hợp với việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này sẽ cho phép Nga tích cực tham gia thảo luận về hội nhập kinh tế trong khu vực và ký kết các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do trong không gian châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()