Li-bi sẵn sàng tiến hành cải cách chính trị
Chính quyền Y-ê-men chấp nhận đàm phán với phe đối lập TTXVN và các hãng tin AFP, Roi-tơ cho biết, Chính phủ Li-bi tuyên bố sẵn sàng thương lượng về các vấn đề cải cách đất nước, nhưng từ chối mọi cuộc đàm phán về việc Tổng thống M.Ca-đa-phi từ chức.Người phát ngôn Chính phủ Li-bi, ông M.I-bra-him, ngày 4-4 khẳng định, Li-bi sẵn sàng tổ chức các cuộc bầu cử và cải cách hệ thống chính trị, nhưng chỉ người dân nước này mới có thể quyết định việc nhà lãnh đạo Ca-đa-phi có thể tiếp tục cầm quyền hay không. Ông Ca-đa-phi có vai trò tạo sự đoàn kết trong nhân dân và các bộ lạc Li-bi, nên phải là người lãnh đạo tiến trình chuyển giao quyền lực dân chủ và minh bạch ở nước này. Tơ-ri-pô-li sẵn sàng đàm phán với phương Tây, nhưng phương Tây không có quyền quyết định người dân Li-bi phải làm gì. Chính phủ Li-bi cũng lấy làm tiếc về quyết định của I-ta-li-a ủng hộ lực lượng nổi dậy và công nhận Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp của phe đối lập.* Ngày 5-4, giao tranh tiếp tục diễn...
TTXVN và các hãng tin AFP, Roi-tơ cho biết, Chính phủ Li-bi tuyên bố sẵn sàng thương lượng về các vấn đề cải cách đất nước, nhưng từ chối mọi cuộc đàm phán về việc Tổng thống M.Ca-đa-phi từ chức.
Người phát ngôn Chính phủ Li-bi, ông M.I-bra-him, ngày 4-4 khẳng định, Li-bi sẵn sàng tổ chức các cuộc bầu cử và cải cách hệ thống chính trị, nhưng chỉ người dân nước này mới có thể quyết định việc nhà lãnh đạo Ca-đa-phi có thể tiếp tục cầm quyền hay không. Ông Ca-đa-phi có vai trò tạo sự đoàn kết trong nhân dân và các bộ lạc Li-bi, nên phải là người lãnh đạo tiến trình chuyển giao quyền lực dân chủ và minh bạch ở nước này. Tơ-ri-pô-li sẵn sàng đàm phán với phương Tây, nhưng phương Tây không có quyền quyết định người dân Li-bi phải làm gì. Chính phủ Li-bi cũng lấy làm tiếc về quyết định của I-ta-li-a ủng hộ lực lượng nổi dậy và công nhận Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp của phe đối lập.
* Ngày 5-4, giao tranh tiếp tục diễn ra giữa quân đội Chính phủ với lực lượng nổi dậy. Lực lượng chống Chính phủ đã chiếm lại thành phố Brê-ga, nơi có nhà máy lọc dầu, cảng xuất khẩu và có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho lực lượng đối lập mua vũ khí. Tại thành phố Mi-xra-ta, lực lượng thân chính phủ vẫn kiểm soát, trong khi tiếp tục mở rộng tiến công các mỏ dầu ở khu vực phía nam… Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Li-bi A.La-bi-đi tiếp tục chuyến công du Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Man-ta nhằm tranh thủ sự ủng hộ đối với Chính phủ Li-bi. Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đại diện Chính phủ Li-bi đã tới Thủ đô An-ka-ra của nước này nhằm thảo luận ngừng bắn và tìm kiếm giải pháp cho xung đột hiện nay tại Li-bi. Đại diện phe đối lập ở Li-bi cũng đã tới Thổ Nhĩ Kỳ. Các bên sẽ trao đổi ý kiến nhằm chấm dứt các chiến dịch quân sự tại Li-bi.
* Theo đúng cam kết, đến hết ngày 4-4 (sáng 5-4, giờ Hà Nội), quân đội Mỹ đã rút các máy bay chiến đấu khỏi chiến dịch bắn phá tại Li-bi, nhưng vẫn đặt trong tình trạng báo động đề phòng trường hợp NATO yêu cầu hỗ trợ. Cùng ngày, Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn đã bất ngờ thăm một căn cứ của I-ta-li-a và thông báo bổ sung bốn máy bay chiến đấu cho các chiến dịch tại Li-bi trong vài ngày tới. Bộ trưởng Ngoại giao Anh U.Ha-gơ cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp các loại thiết bị không gây sát thương, như thiết bị viễn thông, liên lạc, cho phe đối lập tại Li-bi. Tuy nhiên, Luân Đôn khẳng định không tham gia việc trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Li-bi. Ông Ha-gơ cũng thông báo, cuộc họp đầu tiên của nhóm liên lạc quốc tế về Li-bi sẽ diễn ra tuần tới ở Thủ đô Đô-ha của Ca-ta. Trong khi đó, tại Brúc-xen (Bỉ), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rôm-puy thảo luận với người đứng đầu Ủy ban Liên minh châu Phi Giăng Pinh về 'tiến trình chuyển giao quyền lực do người Li-bi lãnh đạo'. Ông Rôm-puy cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế, để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Li-bi.
* Ngày 5-4, chính quyền Y-ê-men đã chấp nhận lời mời của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) tiến hành đàm phán với phe đối lập, do GCC làm trung gian, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nhiều tuần nay ở nước này. Trả lời phỏng vấn hãng tin Roi-tơ, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Y-ê-men A.Quy-bi nói chính quyền nước này sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán diễn ra ở Ri-y-át (A-rập Xê-út) nhằm chấm dứt khủng hoảng. Thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán chưa được công bố. Trong khi đó, làn sóng biểu tình đòi Tổng thống Y-ê-men A.Xa-lê từ chức tiếp tục lan rộng. Bạo lực gia tăng cao đã khiến ít nhất 17 người chết và hơn 300 người bị thương tại tỉnh Ta-ê, hai người chết và hàng chục người bị thương ở tỉnh An Hô-đây-đa. Tổng thống A.Xa-lê vẫn tuyên bố không từ chức.
Trước đó, ngày 4-4, Chính phủ Mỹ lần đầu công khai kêu gọi ông Xa-lê sớm khởi động việc chuyển giao quyền lực, cảnh báo An Kê-đa có thể lợi dụng khoảng trống quyền lực kéo dài tại Y-ê-men để mở rộng hoạt động.
Theo Nhandan
Ý kiến ()