Theo Tân Hoa xã, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun ngày 13-4 lên án mạnh mẽ vụ đảo chính quân sự ở Ghi-nê Bít-xao, nhấn mạnh quân đội đã chiếm quyền trái với Hiến pháp và kêu gọi lực lượng đảo chính ngay lập tức trả tự do cho các nhà lãnh đạo và bảo đảm an ninh cho người dân nước này.Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ ra tuyên bố lên án hành động sử dụng vũ lực chiếm đoạt quyền lực và yêu cầu nhóm đảo chính khôi phục chính phủ hợp pháp, để hoàn tất tiến trình bầu cử ở Ghi-nê Bít-xao. Mỹ cũng kêu gọi quân đội trao quyền cho chính phủ dân sự...Cùng ngày, lực lượng đảo chính ở Ghi-nê Bít-xao xác nhận, Tổng thống lâm thời R.Prê-i-a và Thủ tướng C.Gô-mét đang bị tạm giữ và trong tình trạng sức khỏe tốt. Hiện, vẫn chưa rõ thông tin về người chỉ huy và đứng sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, trong một tuyên bố trên đài phát thanh, các thành viên "Bộ chỉ huy quân sự" do nhóm đảo chính tự xưng khẳng định không có tham vọng quyền lực, chỉ hành động...
Theo Tân Hoa xã, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun ngày 13-4 lên án mạnh mẽ vụ đảo chính quân sự ở Ghi-nê Bít-xao, nhấn mạnh quân đội đã chiếm quyền trái với Hiến pháp và kêu gọi lực lượng đảo chính ngay lập tức trả tự do cho các nhà lãnh đạo và bảo đảm an ninh cho người dân nước này.
Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ ra tuyên bố lên án hành động sử dụng vũ lực chiếm đoạt quyền lực và yêu cầu nhóm đảo chính khôi phục chính phủ hợp pháp, để hoàn tất tiến trình bầu cử ở Ghi-nê Bít-xao. Mỹ cũng kêu gọi quân đội trao quyền cho chính phủ dân sự…
Cùng ngày, lực lượng đảo chính ở Ghi-nê Bít-xao xác nhận, Tổng thống lâm thời R.Prê-i-a và Thủ tướng C.Gô-mét đang bị tạm giữ và trong tình trạng sức khỏe tốt. Hiện, vẫn chưa rõ thông tin về người chỉ huy và đứng sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, trong một tuyên bố trên đài phát thanh, các thành viên “Bộ chỉ huy quân sự” do nhóm đảo chính tự xưng khẳng định không có tham vọng quyền lực, chỉ hành động để loại bỏ sự “can thiệp của nước ngoài” vào Ghi-nê Bít-xao. Nhóm này cáo buộc, Thủ tướng Gô-mét cho phép binh sĩ nước ngoài vào để loại bỏ quân đội Ghi-nê Bít-xao…
* Ngày 13-4, bộ trưởng các nước thuộc Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) nhất trí tiến hành đối thoại với lực lượng nổi dậy người Tua-rếch ở Ma-li, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở nước này. Tuy nhiên, ECOWAS khẳng định, vẫn “sẵn sàng” trong trường hợp cần can thiệp, giúp chính quyền Ma-li giành lại các thành phố bị lực lượng nổi dậy chiếm giữ. Mặt trận dân tộc giải phóng A-da-oát (MNLA), tổ chức đại diện lực lượng nổi dậy người Tua-rếch, cũng tuyên bố sẵn sàng thương lượng với chính quyền, nhưng cảnh báo sẽ đáp trả, nếu chính phủ sử dụng biện pháp quân sự để giành lại các vùng bị chiếm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()