Đêm 23-2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Định (tỉnh Nam Định) diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ. Đến dự có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (hương Tức Mặc xưa) với ý nghĩa lớn lao là cầu mong thiên hạ thái bình, thịnh trị; mọi nhà chung hưởng lộc ấn của Đền Trần bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, học tập và công tác tốt.Căn cứ Đề án tổ chức Lễ hội Đền Trần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Nam Định thông qua, Ban tổ chức lễ hội của TP Nam Định chỉ thực hiện nghi lễ Nhà nước (lễ dâng hương), nghi lễ truyền thống (rước kiệu ấn và đóng ấn) do địa phương và Tổ từ Đền Trần...
Đêm 23-2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Định (tỉnh Nam Định) diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ. Đến dự có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (hương Tức Mặc xưa) với ý nghĩa lớn lao là cầu mong thiên hạ thái bình, thịnh trị; mọi nhà chung hưởng lộc ấn của Đền Trần bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, học tập và công tác tốt.
Căn cứ Đề án tổ chức Lễ hội Đền Trần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Nam Định thông qua, Ban tổ chức lễ hội của TP Nam Định chỉ thực hiện nghi lễ Nhà nước (lễ dâng hương), nghi lễ truyền thống (rước kiệu ấn và đóng ấn) do địa phương và Tổ từ Đền Trần thực hiện. Mười cánh ấn đóng trong đêm khai ấn được dâng lên các đình, chùa chung quanh di tích như đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường và lưu hòm đựng ấn tại nhà đền. Lễ hội Khai ấn Đền Trần diễn ra trong ba ngày (từ 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch). Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có các trò chơi dân gian như múa rồng, múa sư tử, đấu vật, chơi cờ người, hát văn.
Tối 23-2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Quý Tỵ), tại Đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, UBND huyện Lý Nhân tổ chức Lễ phát lương, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận, gió hòa. Các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước; Đào Ngọc Dung, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; Đinh Văn Cương, Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư; Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư đã về dự và tham gia nghi trình Lễ phát lương. Cùng đông đảo nhân dân, du khách về dự lễ.
Đền Trần Thương thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ 13.
Lễ phát lương năm Quý Tỵ, được tổ chức vào 0 giờ ngày 14 tháng Giêng tại đền Trần Thương. Nghi trình Lễ phát lương có ba phần: Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ; lễ châm đuốc và dâng hương của các đại biểu Đảng, Nhà nước cùng nhân dân và lễ rước lương thảo vào làm mật lễ tại hậu cung. Năm 2013, Ban tổ chức phối hợp với nhà đền tổ chức 29 điểm phát lương với 88.800 túi lương thảo, tạo điều kiện để du khách về dự đều được nhận lương cầu may đầu Xuân. Túi lương của Đức Thánh Trần năm Quý Tỵ có ba loại hạt chủ lực của vùng đất sản xuất Lý Nhân đó là: ngô đỏ, đậu tương và nếp cái hoa vàng. Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới có ý nghĩa thiết thực trong việc động viên nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Tối 23-2, tại công viên Trần Hầu (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), diễn ra lễ khai mạc Năm văn hóa du lịch Kiên Giang và kỷ niệm 277 năm Tao đàn Chiêu Anh Các (1736-2013). Chương trình trong đêm khai mạc lễ hội gồm ba phần: Hà Tiên – Tình đất, tình người, Đất nước và những vần thơ, Hà Tiên – Đêm hội hoa đăng. Lúc 22 giờ cùng ngày, đầm Đông Hồ – một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên xưa, trở nên lung linh huyền ảo với hơn 6.000 hoa đăng được thả xuống. Đây cũng là điểm nhấn nổi bật gợi lại hình ảnh trăng in đáy nước Đông Hồ, được khắc họa trong thi phẩm “Đông Hồ ấn nguyệt” – một trong mười bài thơ trong tập “Hà Tiên thập vịnh” – một thi phẩm đánh dấu sự ra đời của Tao đàn Chiêu Anh Các tại vùng đất Hà Tiên. Trong ngày 24-2, sẽ tiếp tục diễn ra các hoạt động: Trò chơi dân gian, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Đông Hồ, thăm nhà lưu niệm thi sĩ Đông Hồ, dâng hương tại đền thờ họ Mạc và tế lễ trời đất cầu quốc thái dân an tại “nền Sơn Xuyên”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()