Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
* Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạngSáng 16-8, tại Quảng trường Tân Trào, huyện Sơn Dương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào.Dự Lễ kỷ niệm, có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng là lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang qua các thời kỳ và các tỉnh lân cận; đại diện lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đại diện các tầng lớp nhân dân tỉnh Tuyên Quang.Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm đã ôn lại lịch sử ra đời và phát triển của Cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả...
* Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng
Sáng 16-8, tại Quảng trường Tân Trào, huyện Sơn Dương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào.
Dự Lễ kỷ niệm, có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng là lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang qua các thời kỳ và các tỉnh lân cận; đại diện lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đại diện các tầng lớp nhân dân tỉnh Tuyên Quang.
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm đã ôn lại lịch sử ra đời và phát triển của Cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn Tân Trào làm Thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tại đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như: Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1; Quốc dân Đại hội họp tại đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng, tức Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch, quy định Quốc kỳ, Quốc ca; bên gốc đa Tân Trào lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, chỉ huy đơn vị giải phóng tiến về Hà Nội, cùng nhân dân cả nước thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa…
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một lần nữa Tuyên Quang vinh dự trở thành Thủ đô kháng chiến, nơi Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, 65 cơ quan, ban, ngành, cơ quan Trung ương, trong đó có 13 trong số 14 bộ, cơ quan ngang bộ đặt trụ sở làm việc. Đặc biệt, tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951). Cũng tại Tuyên Quang, trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ đã ở và làm việc trong thời gian gần sáu năm, với 16 địa điểm khác nhau.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, trong những năm đổi mới, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu và đã đạt những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt hơn 14%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Công nghiệp có bước phát triển nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã và đang được xây dựng như: Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, Nhà máy xi-măng Tân Quang, Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu… Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn và 99% số thôn, bản đã có đường ô-tô đến trung tâm; hơn 94% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia…
Phát biểu ý kiến tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Lê Hồng Anh khẳng định: Tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, vẻ vang rất đỗi tự hào của Đảng ta, nhân dân ta, của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang; đồng thời để tiếp thêm niềm tin, quyết tâm kế thừa và phát huy truyền thống đó trong thời kỳ cách mạng mới. Di tích lịch sử Tân Trào được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt càng khẳng định truyền thống của quê hương cách mạng Tân Trào lịch sử – Thủ đô khu giải phóng – Thủ đô kháng chiến. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Lê Hồng Anh chúc mừng và biểu dương những thành tựu đã đạt được của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua.
Đồng chí Lê Hồng Anh nhấn mạnh: Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục đoàn kết, chủ động, sáng tạo khai thác triệt để, có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh và kết hợp tiềm lực nội sinh với tiềm lực bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững, đưa Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh miền núi phát triển toàn diện, hòa nhập cùng với cả nước vững bước đi lên trên con đường đổi mới. Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, Đảng bộ tỉnh cần quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tăng cường phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm của từng đảng viên và các tổ chức đảng trong việc phục vụ nhân dân; chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể, thiết thực phát triển kinh tế – xã hội đối với khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; triển khai thực hiện ngay việc quy hoạch đề án lưu giữ và phát triển Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào và các di tích lịch sử cách mạng khác tại Tuyên Quang, góp phần tuyên truyền, quảng bá di sản vô giá mà các thế hệ cha anh đã trao, truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau…
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Hồng Anh đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Tuyên Quang.
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào có tổng diện tích 2.500 ha, trên diện tích 10 xã của hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Trong đó, huyện Sơn Dương có bốn xã là Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên; huyện Yên Sơn có sáu xã là Kim Quan, Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh; với tổng thể 177 di tích, trong đó có 40 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, 30 di tích được cấp Bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh…
Ngay trước buổi lễ, đồng chí Lê Hồng Anh đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Lừa; trồng cây lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Tân Trào.
Tỉnh Hà Nam tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Tỉnh tổ chức tuyên truyền trên hệ thống cổ động trực quan tại trung tâm tỉnh, trung tâm các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; Liên hoan tuyên truyền cổ động và tuyên truyền giới thiệu sách tỉnh Hà Nam năm 2012. Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà hát Chèo, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm các di tích cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam. Thư viện tỉnh tổ chức trưng bày giới thiệu các tài liệu về lịch sử Cách mạng Việt Nam. Nhà hát Chèo tỉnh tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân. Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tổ chức bốn buổi chiếu phim tại rạp Biên Hòa và tám buổi chiếu phim lưu động tại các cơ sở phục vụ nhân dân với các phim đề tài về cách mạng Việt Nam. Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố tổ chức Hội thi võ thuật và múa lân tỉnh Hà Nam mở rộng năm 2012; giải bóng chuyền, cầu lông…
Chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, từ ngày 17-8, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc nhà trưng bày với nội dung “Bắc Giang – Lịch sử và văn hóa truyền thống”. Với hơn 1.000 hiện vật, nhà trưng bày đã mang đến cho người xem một cái nhìn khái quát nhất về lịch sử vùng đất – con người và truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, những bức ảnh, hiện vật về sự tham gia của nhân dân Bắc Giang trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945), Quốc khánh 2-9 (2-9-1945) đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem.
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức nhân kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt – Lào; Giải quần vợt quốc tế U17, Giải võ cổ truyền toàn quốc 2012 và Giải đua thuyền truyền thống 2-9. Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế và Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh thực hiện chương trình văn nghệ chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9; Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử và cách mạng tỉnh tiếp tục trưng bày, triển lãm tại chỗ và lưu động phục vụ cơ sở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động Liên hoan các giọng hát hay hè 2012; tọa đàm, giới thiệu, phục vụ sách báo; chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa… kết hợp với tuyên truyền cổ động trực quan bằng pa-nô, khẩu hiệu tại trung tâm thành phố, các huyện lỵ, thị xã, thị trấn cũng được tổ chức, nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, quê hương Thừa Thiên – Huế.
* Chiều 15-8, Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (TP Huế) tổ chức triển lãm tranh cổ động chống chiến tranh tại Việt Nam trước năm 1975 cùng các tác phẩm và các tư liệu quý về mỹ thuật nhân Kỷ niệm 67 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9. Những tác phẩm này do họa sĩ Lê Bá Đảng tặng tỉnh Thừa Thiên – Huế vào tháng 6-2012 và vừa được đưa về từ Pháp.
Triển lãm giới thiệu hơn 80 bức tranh in cùng những tư liệu quan trọng liên quan đến giới trí thức thế giới phản đối cuộc chiến tại Việt Nam trước năm 1975 được họa sĩ Lê Bá Đảng lưu giữ từ năm 1968 đến nay. Đặc biệt, có tám bức tranh cổ động phản chiến kèm một tuyên bố chung bằng tiếng Pháp đề ngày 23-3-1968 với nội dung kêu gọi giới trí thức phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, có chữ ký của những nghệ sĩ tên tuổi như Pi-cát-xô, Mát-ta, Pi-nhông, Lê Bá Đảng… Triển lãm này còn giới thiệu 64 tác phẩm nghệ thuật khác của họa sĩ Lê Bá Đảng tặng tỉnh Thừa Thiên – Huế. Triển lãm diễn ra đến ngày 25-8.
Theo Nhandan
Ý kiến ()