Thứ 7, 23/11/2024 01:38 [(GMT +7)]
LĐLĐ Cao Lộc làm tốt công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh
Thứ 5, 05/01/2012 | 09:11:00 [(GMT +7)] A A
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, ông Lăng Văn Các, Chủ tịch LĐLĐ huyện Cao Lộc cho rằng, cần phải chú trọng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ở các CĐCS để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn. Đồng thời chủ động tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động; làm tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Từ đó tạo nên sức hút đối với đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động để họ thêm yêu, gắn bó và có nguyện vọng thành lập, phát triển tổ chức công đoàn ở cơ sở.
LSO-Ý thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh, trong thời gian qua, LĐLĐ huyện Cao Lộc luôn chú trọng phát triển đoàn viên, CĐCS cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã vận động thành lập mới được 11 CĐCS; kết nạp 422 đoàn viên công đoàn, riêng năm 2011 kết nạp 175 đoàn viên; tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc luôn đạt từ 74 đến 76%.
Ban tổ chức trao giải cho cá nhân tại hội thi tiếng hát CNVCLĐ huyện Cao Lộc
Hàng năm, Ban thường vụ LĐLĐ huyện quan tâm củng cố kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban vận động thành lập công đoàn khu vực kinh tế ngoài nhà nước; tiếp tục tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả có 25/94 doanh nghiệp, HTX đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn. Căn cứ vào đó, LĐLĐ huyện đã xây dựng chương trình, kế hoạch vận động, thành lập mới được 11 CĐCS, phát triển thêm 422 đoàn viên. Không chỉ quan tâm đến số lượng mà LĐLĐ các cấp công đoàn còn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn để bảo đảm chất lượng hoạt động của các CĐCS. Trong năm 2011, có 87,2% CĐCS các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ công chức và 55% công ty cổ phần, TNHH tổ chức hội nghị người lao động. Qua kiểm tra tại 31 CĐCS, hầu hết các đơn vị này đều chấp hành tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam, như: xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp, quy chế dân chủ, chương trình công tác; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; đảm bảo việc làm ổn định và các chế độ chính sách đối với người lao động… Trong 4 năm qua đã có 806 lượt cán bộ công đoàn qua tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Qua đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn và hiệu quả hoạt động của CĐCS.
Đi đôi với xây dựng tổ chức CĐCS vững mạnh, công tác phát triển đoàn viên công đoàn cũng luôn được chú trọng, đặc biệt là về chất lượng. Hàng năm, đoàn viên công đoàn tại các đơn vị luôn được tham gia học tập các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của các cấp công đoàn. Trong đó tập trung vào Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Từ năm 2008 đến nay, các cấp công đoàn đã tổ chức được 10 lớp thu hút hơn 10 ngàn lượt cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia. Cùng với đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm tổ chức sôi nổi ở các cơ sở, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho CNVCLĐ, giúp họ giảm bớt mệt mỏi sau những giờ làm việc, thêm yêu công việc chuyên môn và gắn bó hơn với cơ quan, đơn vị. Từ thực tiễn công tác chuyên môn và các phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều cá nhân ưu tú, được cơ quan, đơn vị chọn và giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp. Trong 4 năm qua đã có 473 đoàn viên ưu tú được giới thiệu bồi dưỡng và 316 người được kết nạp Đảng.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, ông Lăng Văn Các, Chủ tịch LĐLĐ huyện Cao Lộc cho rằng, cần phải chú trọng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ở các CĐCS để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn. Đồng thời chủ động tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động; làm tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Từ đó tạo nên sức hút đối với đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động để họ thêm yêu, gắn bó và có nguyện vọng thành lập, phát triển tổ chức công đoàn ở cơ sở.
Ngọc Hiếu
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()