LSO-Chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) có ghi: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”. Cho đến nay, một số nội dung Hiến pháp năm 1992 đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung phát triển Hiến pháp năm 1992 là việc làm quan trọng và cần thiết.Để tiếp tục kế thừa bản chất về mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992, thể chế hóa các quan điểm mới của Đảng về xây...
LSO-Chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) có ghi: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”. Cho đến nay, một số nội dung Hiến pháp năm 1992 đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung phát triển Hiến pháp năm 1992 là việc làm quan trọng và cần thiết.
Để tiếp tục kế thừa bản chất về mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992, thể chế hóa các quan điểm mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dự thảo, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vừa được công bố ngày 2 tháng 1 năm 2013 đã làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ qua Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập.
Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong chương V, về cơ bản vẫn giữ nguyên, đồng thời có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều 75 có bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan do Quốc hội thành lập. Đồng thời, dự thảo quy định rõ hơn về quyền yêu cầu cung cấp thông tin và công bố bổ sung quyền yêu cầu giải trình của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (điều 82). Bổ sung quy định của đại biểu Quốc hội trong việc “tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội”, đây là một quy định mới. Đặc biệt, dự thảo sửa đổi đã làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước tham dự các phiên họp của Chính phủ, yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết (điều 95). Dự thảo đã bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước, đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế…
Hiến pháp 1992 sửa đổi và bổ sung theo hướng hiện đại, thực sự trở thành “bộ luật căn bản” của một đất nước với số dân gần 90 triệu người. Đã tạo ra được cơ chế quản lý rành mạch, bảo đảm cho mọi thành phần kinh tế đều là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trước pháp luật. Bảo đảm cho mọi thành viên kinh tế nhà nước hoạt động có hiệu quả, thực sự giữ vai trò chủ đạo, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, không ỷ lại vào Nhà nước. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng cùng kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Về chế độ sở hữu, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung đã khôi phục lại phạm vi và đối tượng quyền sở hữu của công dân và được thể hiện trên một tinh thần mới, phù hợp kinh tế và quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Đối với Nhà nước giao quyền sử dụng thi hành theo quy định tại điều 17 và 18: “Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp và quyền kế thừa của công dân”. Về thể chế kinh tế, Hiến pháp năm1992 sửa đổi, bổ sung tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, được giao thực hiện một số quyền năng nhất định bảo đảm quyền của toàn dân, trên cơ sở tiếp tục kế thừa chế độ sở hữu toàn dân của Hiến pháp hiện hành. Về sở hữu đất đai, tài nguyên, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung) giữ nguyên quy định trong điều 17 của Hiến pháp hiện hành. Tuy nhiên được thể hiện lại cho rõ hơn, ngắn gọn và chính xác hơn: “Đất đai, nguồn nước, khoáng sản, vùng trời, vùng biển và tài nguyên thiên nhiên khác, các công trình và tài sản mà Nhà nước đầu tư, quản lý đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”. Đối với đất đai, tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Đặc biệt là trong việc quyết định quy hoạch sử dụng đất đai, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất, quyết định giá đất, chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra. Trao quyền sử dụng và thu hồi đất đai để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế- xã hội theo quy định của pháp luật tái định cư. Tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống nhân dân ở khu vực có đất đai bị thu hồi. Đây là những nguyên tắc định hướng cơ bản về vấn đề chế độ sở hữu trong quá trình sửa đổi, bổ sung, bảo đảm cho Đảng và Nhà nước ta thực hiện thắng lợi đường lối kinh tế tập thể định hướng xã hội chủ nghĩa.
Muốn đạt tới yêu cầu đó, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải xuất phát từ thực tế hiện nay; bên cạnh những mặt tích cực và ổn định, so với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN còn không ít nhược điểm. Đó là sự minh bạch, công bằng trong công tác quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành chưa thật tốt, dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện không đáng có, cải cách hành chính nhiều khâu chưa triệt để… Bởi vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần được coi là “Ngày hội dân chủ của nhân dân”. Sau khi được các ủy ban chuyên sâu chuẩn bị, cần lắng nghe, tiếp nhận kiến thức, trí tuệ vô tận của nhân dân đóng góp cho bản dự thảo. Đồng thời cần tỉnh táo loại bỏ những luận điệu sai trái, ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng sự mơ hồ trong dư luận để xuyên tạc Hiến pháp. Nhân dân tham gia càng rộng rãi thì cơ sở xã hội của Nhà nước pháp quyền càng được củng cố.
Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung sẽ góp phần đắc lực xây dựng nền tảng kinh tế của CNXH ngày càng phồn vinh với kiến thức thượng tầng về chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh phù hợp , bảo đảm tới năm 2020 nước ta thực sự trở thành nước công nghiệp hiện đại.
Mai Tùng
Ý kiến ()