Lập Học viện người khuyết tật ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN) vừa thành lập Học viện dành cho người khuyết tật (IDPP) - đây là Học viện đầu tiên trên thế giới của một nhóm nước khu vực dành cho họ.IDPP là nơi các sinh viên, cán bộ giảng dạy bị hoặc không bị khuyết tật từ khắp thế giới có thể tiến hành các nghiên cứu sâu về hai lĩnh vực khuyết tật và chính sách công. IDPP ra đời nhờ sáng kiến của ông Shuichi Ohno, Tổng giám đốc Quỹ Nippon (Nhật Bản).Trong buổi lễ ra mắt, Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan khẳng định, IDPP sẽ giúp ASEAN trở thành một cộng đồng thực sự hướng tới người dân trong thời gian tới. Còn ông Ohno cho rằng, IDPP có thể đóng vai trò như một nguồn lực dành cho các chính phủ và các tổ chức xã hội ASEAN trong việc hỗ trợ thúc đẩy các chính sách công, giúp những người tàn tật có thể cạnh tranh ngang bằng với những người bình thường.Tiến sĩ Derrick L. Cogburn, Viện trưởng kiêm Giám đốc điều hành IDPP cho biết, IDPP hướng tới việc thiết lập một mạng...
Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN) vừa thành lập Học viện dành cho người khuyết tật (IDPP) – đây là Học viện đầu tiên trên thế giới của một nhóm nước khu vực dành cho họ.
IDPP là nơi các sinh viên, cán bộ giảng dạy bị hoặc không bị khuyết tật từ khắp thế giới có thể tiến hành các nghiên cứu sâu về hai lĩnh vực khuyết tật và chính sách công. IDPP ra đời nhờ sáng kiến của ông Shuichi Ohno, Tổng giám đốc Quỹ Nippon (Nhật Bản).
Trong buổi lễ ra mắt, Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan khẳng định, IDPP sẽ giúp ASEAN trở thành một cộng đồng thực sự hướng tới người dân trong thời gian tới. Còn ông Ohno cho rằng, IDPP có thể đóng vai trò như một nguồn lực dành cho các chính phủ và các tổ chức xã hội ASEAN trong việc hỗ trợ thúc đẩy các chính sách công, giúp những người tàn tật có thể cạnh tranh ngang bằng với những người bình thường.
Tiến sĩ Derrick L. Cogburn, Viện trưởng kiêm Giám đốc điều hành IDPP cho biết, IDPP hướng tới việc thiết lập một mạng lưới kết nối các trường đại học nổi tiếng từ 10 quốc gia thành viên ASEAN. Mạng lưới này sẽ khai thác việc học tập qua mạng internet để giúp những sinh viên khuyết tật trở thành các nhà lãnh đạo ở các khu vực kinh tế công và kinh tế tư nhân, các tổ chức phi chính phủ.
Mỗi năm sẽ có 45 sinh viên được cấp học bổng toàn phần để học tập nghiên cứu tại IDPP. Hiện IDPP được đặt trong khuôn viên Đại học Mahidol ở Bangkok (Thailand) và đã có các quan hệ hợp tác đào tạo với Đại học Mahidol (Thailand), Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Trường Dịch vụ Quốc tế của Đại học Mỹ tại Washington D.C và Viện Kỹ thuật quốc gia dành cho người điếc (NTID) thuộc Viện Công nghệ Rochester ở New York.
Tất cả các khóa học và các cuộc hội thảo do IDPP tổ chức sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh.
IDPP sẽ bắt đầu nhận đơn xin học qua website Theo Nhandan
Ý kiến ()