Lao động trẻ góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện
Sáng 28-10, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề: Lao động trẻ góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng. Dự tọa đàm có các cán bộ đoàn tại các cơ sở đoàn của TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố phía bắc. Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chủ trì.Các ý kiến phát biểu, tham luận tại buổi tọa đàm tập trung vào những vấn đề liên quan đến thanh niên và được thanh niên quan tâm, như: công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, giải quyết chính sách lao động, việc làm và thu nhập; giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên...Đồng chí Hoàng Anh Tú, Phó Bí thư Huyện đoàn Gia Lâm cho rằng, Dự thảo Báo cáo Chính trị cần đề cập và quan tâm công tác đào tạo, phát triển tài năng trẻ trên nhiều lĩnh vực khác nhau bằng những chính sách cụ thể, thiết thực. Được như vậy công tác tài năng trẻ mới có thể phát triển...
Các ý kiến phát biểu, tham luận tại buổi tọa đàm tập trung vào những vấn đề liên quan đến thanh niên và được thanh niên quan tâm, như: công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, giải quyết chính sách lao động, việc làm và thu nhập; giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên…
Đồng chí Hoàng Anh Tú, Phó Bí thư Huyện đoàn Gia Lâm cho rằng, Dự thảo Báo cáo Chính trị cần đề cập và quan tâm công tác đào tạo, phát triển tài năng trẻ trên nhiều lĩnh vực khác nhau bằng những chính sách cụ thể, thiết thực. Được như vậy công tác tài năng trẻ mới có thể phát triển toàn diện, thực chất. Hiện nay, chương trình học còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành; công tác giáo dục, định hướng sinh viên và tài năng trẻ còn hình thức, chưa thu hút được đông đảo bạn trẻ. Một trong những giải pháp quan trọng để góp phần phát triển công tác tài năng trẻ là các nhà trường cần đầu tư kinh phí cho việc thực hành của sinh viên.
Bí thư Đoàn xã Hồng Tiến, Khoái Châu (Hưng Yên) Trần Văn Hùng cho rằng, thực trạng thanh niên nông thôn thiếu việc làm là một bài toán rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Không có việc làm thường xuyên, một bộ phận thanh niên trở nên lêu lổng, sa ngã, mắc các tệ nạn xã hội. Để góp phần giải quyết thực trạng này, các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn, trang bị cho các bạn trẻ những nghề phù hợp, như trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần có những hình thức hỗ trợ vốn để tuổi trẻ nông thôn có cơ hội lập thân, lập nghiệp. Bí thư Huyện đoàn Quế Võ (Bắc Ninh) đề nghị Đảng có những cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích thanh niên nông thôn lao động sản xuất và làm giàu ngay trên quê hương mình.
Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn nêu thực trạng, hiện nay, lực lượng thanh niên công nhân, thanh niên khối trường học ở tỉnh tiếp tục tăng, số lượng thanh niên nông thôn ngày càng giảm, còn gần 20 nghìn bạn trẻ. Trình độ của thanh niên được cải thiện đáng kể, nhiều người năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội. Tuy nhiên, hiện nay thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn còn gặp khó khăn trong lập thân, lập nghiệp do ruộng đất còn manh mún, việc dồn điền, đổi thửa để sản xuất tập trung với quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn; việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế… Các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa đến việc chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho thanh niên nông thôn; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn cho tuổi trẻ…
Bí thư Đoàn khối Dân chính Đảng TP Hà Nội Phạm Nguyên Hạnh cho rằng, Dự thảo Báo cáo Chính trị dành một phần nói về công tác nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là rất đúng đắn và cần thiết. Những đảng viên tốt là những tấm gương sáng để tuổi trẻ học tập, noi theo. Những đảng viên không gương mẫu sẽ làm ảnh hưởng đến ý chí phấn đấu, rèn luyện của các bạn trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho tuổi trẻ. Đại biểu đề nghị tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính thống, góp phần giúp tuổi trẻ vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Tại buổi tọa đàm, các cán bộ đoàn, cán bộ trẻ cũng bày tỏ sự quan tâm việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam; phát triển, nâng cao hiệu quả của khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tri thức; củng cố và tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng… được nêu trong Dự thảo Báo cáo Chính trị, đồng thời đề xuất những ý kiến vào các vấn đề nêu trên.
Lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học vào Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020.
Ngày 26-10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 2011-2020. Tham dự, có gần 30 nhà khoa học thuộc các tổ chức của Liên hiệp hội. Có gần 20 ý kiến đóng góp của các nhà khoa học vào dự thảo, với nội dung chủ yếu: Đánh giá những thành tựu và hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của chiến lược trong thời kỳ trước (2001-2010); các quan điểm phát triển nêu trong dự thảo; mục tiêu phát triển kinh tế trong mười năm tới; định hướng phát triển vùng, ngành, lĩnh vực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chức năng Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chọn lựa các khâu đột phá.
Theo Nhandan
Ý kiến ()