Lao động di cư ít cơ hội tiếp cận dịch vụ tiền gửi
Hơn 70% lao động di cư sống tại thành phố tự cất giữ thu nhập cá nhân do không có thói quen gửi ngân hàng. Thiếu chỗ cất giữ tiền an toàn nên nguy cơ bị mất hoặc trộm cắp ở nhóm lao động này.Đây là kết quả từ báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thực hiện về giới và tiền gửi của lao động di cư tại địa bàn Hà Nội. Dự án là một phần trong chương trình chung về bình đẳng giới của Chính phủ Việt Nam và cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Chương trình do Quỹ Mục tiêu thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ, với sự hợp tác của Tổng cục Thống kê (GSO).Lý do thực sự khiến họ không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giữ tiền là số tiền quá ít, chỉ giữ trong một thời gian ngắn rồi gửi về nhà, không biết khai báo thủ tục ngân hàng, nghĩ rằng gửi vào khó rút ra, và cảm giác thiếu an tâm nếu không tự giữ tiền.Cách giữ tiền phổ biến nhất với 2/3 lao động di cư là mang theo...
Hơn 70% lao động di cư sống tại thành phố tự cất giữ thu nhập cá nhân do không có thói quen gửi ngân hàng. Thiếu chỗ cất giữ tiền an toàn nên nguy cơ bị mất hoặc trộm cắp ở nhóm lao động này.
Đây là kết quả từ báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thực hiện về giới và tiền gửi của lao động di cư tại địa bàn Hà Nội. Dự án là một phần trong chương trình chung về bình đẳng giới của Chính phủ Việt Nam và cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Chương trình do Quỹ Mục tiêu thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ, với sự hợp tác của Tổng cục Thống kê (GSO).
Lý do thực sự khiến họ không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giữ tiền là số tiền quá ít, chỉ giữ trong một thời gian ngắn rồi gửi về nhà, không biết khai báo thủ tục ngân hàng, nghĩ rằng gửi vào khó rút ra, và cảm giác thiếu an tâm nếu không tự giữ tiền.
Cách giữ tiền phổ biến nhất với 2/3 lao động di cư là mang theo người, nhưng chỉ gần một nửa cho rằng đó là cách an toàn nhất. Gần 20% lao động di cư được hỏi ở Hà Nội từng bị mất tiền.
Thống kê cáo cũng cho thấy, lao động di cư nữ có thu nhập khoảng 21,8 triệu đồng/ năm, ít hơn khoảng 11 triệu đồng so với nam giới di cư (32,3 triệu đồng/ năm). Thu nhập cao hơn nhưng nam giới di cư chi tiêu nhiều hơn so với phụ nữ di cư. Cùng tiết kiệm được hơn một nửa thu nhập, nhưng phụ nữ di cư chi cho thực phẩm và giải trí ít hơn.
Lao động nữ ra thành phố thường làm các nghề có mức lương thấp trong khu vực phi chính thức cho phép giờ giấc làm việc linh hoạt, tạo điều kiện cho trách nhiệm chăm sóc gia đình. Gánh nặng kép này gây khó khăn cho phụ nữ hơn khi tiếp cận công việc chính thức, ổn định.
Qua đó, báo cáo cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm khuyến khích các ngân hàng cung cấp các chương trình tiết kiệm thiết kế cho lao động di cư với mức phí thấp, khuyến khích họ sử dụng các kênh chính thức, mở rộng dịch vụ ngân hàng và bưu điện, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()