Lào Cai: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp
Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp không những tạo nguồn lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại tỉnh Lào Cai, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và được cụ thể hóa bằng các nghị quyết chuyên đề, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh luôn được coi trọng và đến nay đã đạt được những kết quả khả quan. 5 năm trở lại đây (2006-2010), Lào Cai đã đào tạo cho trên 50.300 lao động, tăng 43% so kế hoạch. Trong đó, đào tạo nghề công nhân kỹ thuật đạt gần 21.300 lao động, số còn lại là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã tích cực liên kết với các trường công...
Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp không những tạo nguồn lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại tỉnh Lào Cai, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp , các ngành và được cụ thể hóa bằng các n ghị quyết chuyên đề, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội . Trong đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh luôn được coi trọng và đến nay đã đạt được những kết quả khả quan. 5 năm trở lại đây (2006-2010), Lào Cai đã đào tạo cho trên 50.300 lao động, tăng 43% so kế hoạch. Trong đó, đào tạo nghề công nhân kỹ thuật đạt gần 21.300 lao động, số còn lại là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã tích cực liên kết với các trường công nhân kỹ thuật của Trung ương để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với thực hành sản xuất để người học nắm chắc kiến thức, nâng cao kỹ năng tay nghề cho người học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo. Riêng đối với lao động có tay nghề kỹ thuật cao, đến nay Lào Cai đã đào tạo gần 6.300 lao động có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề.
Theo Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh, có được kết quả trên là do công tác đào tạo nghề trên địa bàn có nhiều đổi mới như: bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tích cực khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, thực hiện ký kết các chương trình phối hợp đào tạo với các doanh nghiệp.
Để có nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động đặt hàng các ngành nghề, trình độ đào tạo theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động. Chỉ tính riêng năm 2010, theo đăng ký nhu cầu đào tạo nghề của các doanh nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký kết với 6 doanh nghiệp lớn trên địa bàn với tổng số lao động đào tạo nghề là 3.500 lao động phục vụ cho các dự án của các công ty: TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (1.500 lao động), Cổ phần đầu tư Gang thép Lào Cai (700 lao động), nhà máy DAP số 2 – Vinachem Lào Cai (730 lao động)…
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã tự đầu tư kinh phí để đào tạo hàng nghìn lao động cho các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn, chẳng hạn Tổng công ty Khoáng sản TKV đào tạo 500 công nhân phục vụ Dự án tổ hợp đồng Sin Quyền, đến nay toàn bộ lao động đã qua đào tạo đều đang làm việc tại nhà máy và có thu nhập ổn định.
Thực tế cho thấy, nếu chỉ tăng cường tuyển sinh học nghề, đào tạo ra nhiều lao động có tay nghề nhưng không có việc làm hoặc việc làm có thu nhập như lao động phổ thông thì không th ể hấp dẫn được người học, cần đào tạo nghề gắn với nhu cẩu của sản xuất theo qui luật cung cầu. Chính vì vậy, năm 2011 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp trên cả 2 lĩnh vực là đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn.
Đối với đào tạo nghề dài hạn, địa phương sẽ đào tạo khoảng gần 2.000 lao động cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn như Tổng công ty Thép, Công ty khoáng sản luyện kim Việt – Trung, Công ty cổ phần Vàng Lào Cai… Về đào tạo ngắn hạn, sẽ có gần 1.000 lao động có trình độ sơ cấp đối với các ngành nghề như khoan nổ mìn, hầm lò, tuyển khoáng, kết thuc khoá học, lao động sẽ được bố trí làm việc tài các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng & Thương mại Nam Tiến, Công ty TNHH Tân Thanh…
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề trên địa bàn hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn do thông tin đến với người lao động chưa đầy đủ, kịp thời, các văn bản triển khai về công tác tuyển sinh, đào tạo nghề chỉ mới đến các xã, phường; chưa xuống đến các thôn, bản. Bên cạnh đó, việc một số lao động đã qua đào tạo nghề nhưng chưa tìm được việc làm do một số dự án đi vào hoạt động chậm hơn dự kiến cũng tạo những áp lực trong công tác tuyển sinh đào tạo nghề.
Vì vậy, để phát triển mạnh công tác đào tạo nghề rất cần thiết phải có chính sách tác động vào “cầu” lao động của các doanh nghiệp. Chính sách đúng đắn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp ngoài việc tiếp nhận nhiều lao động có tay nghề mà còn làm cho “cung” lao động sẽ có sự thay đổi số lượng, chất lượng và cả cơ cấu ngành nghề . Chẳng hạn, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp khi học có nhu cầu đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn, đồng thời chủ động liên hệ với các cơ sở đào tạo của Trung ương đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động tham gia học nghề theo quy định hiện hành, sau khi tốt nghiệp người lao động được nhận vào làm việc tại các dự án đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn.
Hơn nữa, các cơ sở đào tạo cần đổi mới phương pháp đào tạo cho sát với thực tế hơn. Phương châm đào tạo luôn được xác định: lấy học viên làm trung tâm, lấy nhu cầu xã h ộ i làm định hướng phát triển và lấy chất lượng đào tạo làm vũ khí cạnh tranh. Với phương châm đào tạo như vậy , chắc chắn trong thời gian tới lực lượng lao động đủ sức đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp.
Theo Website Dangcongsan
Ý kiến ()